Cháu đã bị nhà trường phát hiện, bắt làm kiểm điểm và mời phụ huynh vào. Tôi cũng khônghiểu vì sao dạo này tính tình cháu thay đổi nhiều vậy.
Thật sự bây giờ gia đình rất bối rối, không biết có nên chuyển trường khác cho cháu không. Các chuyên gia có cao kiến gì xin hãy giúp tôi. Chân thành cảm ơn. (Anh Duy)Cháu anh đang ở độ tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn quan trọng để hình thành nhân cách, hành vi sức khỏe cho cả cuộc đời của cháu.
Ở lứa tuổi này, các cháu có sự chuyển biến rất lớn về tâm lý, thể hiện qua các mối quan hệ cuộc sống, rõ nét nhất là trong quan hệ với cha mẹ, với bạn bè, có ý thức hơn về giới tính, muốn khám phá mình và bạn khác giới.
Giai đoạn này, nhiều cháu có những hành vi thử nghiệm như: ý thức được về T*nh d*c, rất thích thử sức mình, thích khẳng định mình và thích thoát ly sự kiểm soát của bố mẹ… Do đó một số cháu có những quyết định "táo bạo" hơn nhiều để chứng tỏ mình là một người lớn thực thụ như: làm những việc mình thích, lười học, thích đi chơi, hút Thu*c lá, uống rượu bia, chơi cờ bạc, đua xe máy, sử dụng M* t*y, tụ tập, đàn đúm, đua đòi ăn diện, yêu đương và có quan hệ T*nh d*c trước hôn nhân… Vì thiếu hiểu biết nên những hành vi thử nghiệm đó thường có nguy cơ gây hại cho sức khỏe và xã hội.
Hành vi rạch tay, trong một số trường hợp là biểu hiện của bệnh tâm thần, số còn lại là vấn đề tâm lý như sống trong môi trường thiếu thốn tình cảm từ phía gia đình, hoặc lệch lạc trong nhận thức và hành vi. Để cụ thể được vấn đề này, anh đưa cháu đến bệnh viện nhờ bác sĩ khám và tìm ra nguyên nhân cho cháu.
Gia đình có thể gần gũi nói chuyện với cháu, tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao cháu lại cư xử như vậy, cha mẹ có làm điều gì khiến cháu không hài lòng mà có những hành động dại dột kia? Uống bia, rạch tay ở cháu chỉ là bột phát hay đã nhiều lần cháu làm như vậy?
Gia đình cần theo dõi kỹ hành vi của cháu, tránh tình trạng gây sát thương nhiều lần. Ngoài ra, không gây căng thẳng hay áp lực để làm cho cháu cảm thấy xấu hổ hoặc cảm thấy sợ hãi. Cho cháu tham gia các hoạt động hướng ngoại để cháu có thể giao lưu, nhằm giảm bớt những suy nghĩ và hành động tiêu cực.
Gia đình nên kiểm soát giờ giấc và biết cháu chơi với những người bạn như thế nào? Việc tiêu tiền của cháu ra sao? Tránh việc cháu tiếp xúc với bạn xấu, hoặc chi tiêu bừa bãi.
Ngoài ra, cha mẹ hãy liên hệ với nhà trường xem ở lớp cháu có gặp khó khăn gì trong học tập, ứng xử với bạn bè và thầy cô có vấn đề gì không? Từ đó gia đình mới biết cách tháo gỡ cho cháu? Chuyển trường chỉ là giải pháp cuối cùng nếu thấy cần thiết. Chúc gia đình anh sớm có hướng giải quyết ổn thoả.
Mangyte.vn Theo VnExpressChủ đề liên quan:
tuổi teen