Chẩn đoán và điều trị bệnh tim hôm nay

Còn ống động mạch: chẩn đoán và điều trị

Ống động mạch từ thời kỳ bào thai không thể đóng lại được và vẫn tồn tại một shunt nối động mạch phổi trái với động mạch chủ, thường ở gần chỗ xuất phát của động mạch dưới đòn trái.

Những điểm cơ bản trong chẩn đoán

Người lớn có ống động mạch nhỏ hoặc vừa thường không có triệu chứng ít nhất cho đến tuổi trung niên .

Mạch nảy mạnh, tiếng thứ hai mạnh.

Tiếng thổi liên tục trên vùng ổ van động mạch phổi, thường có rung miu.

Siêu âm Doppler rất hữu ích, nhưng tổn thương có thể nhìn rõ nhất bằng chụp động mạch chủ.

Nhận định chung

Ống động mạch từ thời kỳ bào thai không thể đóng lại được và vẫn tồn tại một shunt nối động mạch phổi trái với động mạch chủ, thường ở gần chỗ xuất phát của động mạch dưới đòn trái. Từ thời kỳ phôi thai tới khi sinh, ống động mạch vẫn mở thông do tác dụng của prostaglandin trong tuần hoàn, trong thời kỳ đầu sơ sinh ống động mạch thường đóng kín lại, nếu không tự đóng ta có thể dùng indomethacin tiêm tĩnh mạch (0,2mg/kg tĩnh mạch). Nếu ống động mạch vẫn không thể đóng được, dòng máu sẽ liên tục từ động mạch chủ qua ống động mạch vào động mạch phổi cả trong thì tâm thu lẫn thì tâm trương. Đó là một dạng của dò động - tĩnh mạch, làm tăng sự hoạt động của thất trái. Nếu như nó vẫn còn mở thì những biến đổi gây tắc nghẽn của các tiểu động mạch phổi có thể gây ra tăng áp động mạch phổi. Khi đó shunt có hai chiều hoặc một chiều từ trái sang phải (hội chứng Eisenmenger). Biến chứng này không tương quan với kich thước shunt.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Không có các triệu chứng trừ khi suy thất trái hoặc tăng áp động mạch phổi xuất hiện. Kích thước tim bình thường hoặc hơi to, với mỏm tim đập mạnh. Áp lực mạch rộng và huyết áp tâm trương thấp. Một tiếng thổi liên tục, thô ráp, mạnh lên ở cuối thì tâm thu gần sát tiếng thứ hai, nghe rõ nhất ở khoang liên sườn 1- 2 trái cạnh bờ trái xương ức, thường có rung miu.

Điện tâm đồ và X quang ngực

Điện tim bình thường hoặc dày thất trái, tùy thuộc vào độ lớn của lưu lượng shunt. Trên phim X quang ngực, kích thước và đường nét tim bình thường hoặc có thể thấy thất trái và nhĩ trái to. Động mạch phổi, động mạch chủ và nhĩ trái nhô lên rõ rệt.

Các thăm dò chẩn đoán

Siêu âm xác định kích thước nhĩ trái và tâm thất trái. Độ lớn của shunt cũng có thể được xác định bằng các thăm dò phóng xạ X quang hạt nhân. Thông dò tim xác định sự hiện diện và mức độ nặng của shunt trái - phải và xem có tăng áp lực động mạch phổi hay chưa. Chụp buồng tim có thể xác định cấu trúc giải phẫu của nó.

Tiên luợng và điều trị

Shunt lớn gây ra tỷ lệ Tu vong cao do suy tim ngay những năm đầu của cuộc sống. Những shunt nhỏ hơn thường có thể sống tương đối lâu hơn, suy tim ứ trệ là biến chứng thường gặp nhất. Viêm nội tâm mạc vi khuẩn hoặc viêm nội mạc động mạch cũng có thể xảy ra, và cần phải dự phòng bằng kháng sinh. Một số ít bệnh nhân xuất hiện tăng áp lực động mạch phổi và đảo chiều shunt (thành shunt phải - trái), và như vậy chi dưới, đặc biệt là ngón chân xuất hiện tím và hình dùi trống trái ngược với ngón tay hồng hào bình thường, ở giai đoạn này bệnh nhân không thể mổ được.

Phẫu thuật thắt ống động mạch có thể được thực hiện với kết quả tuyệt đối ở những bệnh nhân không có biến chứng. Kinh nghiệm gần đây cho thấy đóng kín ống động mạch bằng cách sử dụng thiết bị "ô dù" qua ống thông đã đạt được kết quả đáng khích lệ, điều đã được chỉ ra rằng ở những nơi có điều kiện thì phương pháp mới này là thủ thuật được lựa chọn để điều trị cho hầu hết các bệnh nhân. Đóng kín được sử dụng cho trẻ em và bệnh nhân người lớn có triệu chứng hoặc có shunt lớn. Bệnh nhân người lớn không có triệu chứng, không có dày thất trái và shunt trái - phải nhỏ thì nguy cơ phát triển tăng áp động mạch phổi hoặc suy tim ứ trệ rất thấp. Nhưng chỉ định để bít kín ống động mạch khi có tăng áp động mạch phổi vẫn còn đang được thảo luận. Ý kiến ủng hộ việc đóng kín bất kỳ khi nào mà lực cản mạch máu phổi thấp và dòng máu qua ống động mạch còn từ trái sang phải.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantimmach/con-ong-dong-mach-chan-doan-va-dieu-tri/)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY