Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Công dụng chữa bệnh của các loại trà hoa

Trà hoa là loại trà sử dụng các loại hoa, sau quá trình thu hái, phơi khô, bào chế mà thành. Y học cổ truyền đã sử dụng các loại trà hoa như thức uống thưởng thức, có hiệu quả tốt trong việc phòng và điều trị một số chứng bệnh.

“Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân đã có rất nhiều ghi chép về trà hoa như: “trà hoa tính hơi hàn, vị ngọt, đi vào kinh phế, thận, có thể bình can, nhuận phế, dưỡng sắc. Uống các trà hoa khác nhau cho công dụng khác nhau”. Khoa học ngày nay cũng chứng minh uống trà hoa giúp điều tiết nội tiết tố, thanh lọc bài độc, giúp sáng mắt, nhuận táo, dưỡng sắc, chống lão hóa... Sau đây xin giới thiệu công dụng của một số loại trà hoa được nhiều người biết đến và yêu thích.

Trà hoa cúc trắng

Theo y học cổ truyền, hoa cúc trắng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, đi vào kinh phế can. Uống trà hoa cúc trắng thường xuyên, giúp thanh nhiệt giải khát, ích can bổ âm, sáng mắt, giúp hạ huyết áp, hạ mỡ máu, giảm béo, dưỡng nhan, chống lão hóa. Ngoài ra, hoa cúc trắng còn có công dụng làm giãn động mạch vành, tăng cường lưu thông máu, giúp hạ huyết áp, hạ mỡ máu, hỗ trợ điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân huyết áp cao, mỡ máu, sơ vữa động mạch vành. Hoa cúc trắng còn giúp hồi phục mắt khi mệt mỏi, thị lực suy giảm. Trà hoa cúc trắng thường pha riêng hoặc kết hợp với cẩu kỳ tử, táo đỏ để tăng vị giác và nâng cao công dụng của trà.

Trà hoa cúc vàng

Có tính hàn, vị cay đắng, có công dụng thanh nhiệt giải độc mạnh hơn hoa cúc trắng, thường được sử dụng điều trị các chứng can đởm hỏa nhiệt hoặc cảm mạo do phong nhiệt, có thể điều trị họng sưng đau, ung nhọt. Thường uống cùng kim ngân hoa, quyết minh tử để nâng cao công dụng thanh nhiệt của trà hoa.

Trà hoa hồng

Trong hoa hồng chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là hàm lượng cao vitamin C, có công dụng chống lão hóa. Hoa hồng vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, đi vào kinh tỳ can, có thể điều hòa khí huyết, hoạt huyết tán ứ, lý khí giải uất, dưỡng nhan tiêu ban, rất tốt cho những bệnh nhân kinh nguyệt không đều, cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, da bị tàn nhang. Có thể pha cùng với kỳ tử, táo đỏ, cúc trắng, long nhãn...

Trà hoa nhài

Tính ôn, vị cay ngọt, đi vào kinh can tỳ vị, có công dụng sơ can hòa vị, lý khí giải uất, an thần, giúp điều chỉnh nội tiết, chống lão hóa, giảm căng thẳng thần kinh. Trà hoa nhài còn có công dụng kháng khuẩn tiêu viêm, điều trị các bệnh lở loét, ngoài ra uống trà hoa nhài có thể giúp phụ nữ giảm đau bụng kinh, giảm béo. Trà hoa nhài kết hợp với hoa hồng nâng cao công dụng sơ can giải uất, điều kinh dưỡng nhan, giảm béo.

Trà kim ngân hoa

Tính hàn, vị ngọt, đi vào kinh phế tâm vị, có công dụng thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn tiêu viêm, hiệu quả tốt trong điều trị viêm họng, sưng đau amidan, mụn nhọt, viêm đường ruột. Ngoài ra, trà kim ngân hoa còn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp trên, đau răng.

Trà hoa tam thất

Tính mát, vị ngọt hơi đắng, đi vào kinh can thận, có công dụng thanh nhiệt, bình can, hạ áp, sinh tân chỉ khát. Hoa tam thất có công dụng ức chế trung khu thần kinh, giúp giảm đau, an thần, sử dụng cho bệnh nhân cao huyết áp, hoa mắt chóng mặt, đau đầu. Ngoài ra, trà hoa tam thất còn có công dụng hạ mỡ máu hiệu quả, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Trà hoa ngọc lan

Tính ấm, vị hơi cay, mùi thơm nồng đặc trưng, đi vào kinh phế thận, có công dụng thông khiếu, tiêu viêm, ích phế. Trà hoa ngọc lan giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, giảm đau đầu, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh viêm mũi.

Hoa atiso đỏ

Hoa atiso đỏ hay còn gọi là cây bụt giấm, có tính mát, vị chua, đi vào kinh thận, công dụng liễm phế trừ ho, hạ huyết áp, giải rượu. Ngoài ra, atiso đỏ còn có công dụng kháng khuẩn và giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Dân gian còn dùng làm rau ăn, nấu canh chua, làm mứt, nước giải khát, sirô, rượu để ngừa táo bón và trĩ.

Hoa atiso xanh

Hoa atiso xanh có nguồn gốc từ châu Âu, được trồng nhiều ở Đà Lạt, tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, thúc đẩy bài tiết của gan mật, bảo vệ gan, tốt cho hệ tiêu hóa, chống lão hóa. Ngoài ra, hoa atiso xanh còn có thể phòng chống bệnh gan nhiễm mỡ và hỗ trợ giảm béo.

ThS. Hoàng Cao Hiếu ((Giảng viên Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam))

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cong-dung-chua-benh-cua-cac-loai-tra-hoa)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Lá lốt không chỉ được dùng làm thực phẩm hàng ngày mà còn có thể dùng làm Thu*c chữa bệnh rất tốt.
  • Đây là yêu cầu được Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thực hiện chính sách BHYT nhằm tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ các đối tượng có nghề lao động đặc thù
  • Nhiều người làm việc tại các công sở, tìm đến nhà ông lang Vương Văn Quả, nhờ bốc Thuốc chữa bệnh đau lưng, chứng bệnh mà hầu như người làm công việc văn phòng nào cũng gặp phải.
  • Trong trường hợp chữa u tuyến tiền liệt hoặc phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, một số loài thảo mộc có thể đi giúp bạn điều trị bệnh và tránh cho bạn không phải trải qua phẫu thuật.
  • Tự kỷ đang ám ảnh nhiều gia đình có con nhỏ vì căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng và chưa có phương pháp chữa khỏi.
  • Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo.
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY