Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Công dụng phòng bệnh nổi bật của hạt lạc

Theo Đông y, lạc có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, tiêu đờm, điều hòa huyết khí, tiêu sưng, cầm máu, lợi tiểu, tăng tiết sữa, mát họng. Khi bị mất tiếng hay phù chân, thiếu sữa, táo bón, huyết áp cao, viêm thận.

Hỗ trợ tuần hoàn máu

Một phần tư chén lạc (khoảng 30gr) có thể cung cấp 35% lượng mangan cần thiết cho cơ thể. mangan là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa chất béo và carbonhydrate, sự hấp thụ canxi và quy định lượng đường trong máu.

Giúp ngăn ngừa sỏi mật

Một điều bất ngờ rằng lạc có thể giúp ngăn ngừa sỏi mật. nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã chỉ ra rằng ăn 1 ounce (tương đương 28gr) lạc hoặc bơ lạc một tuần có thể làm giảm nguy cơ phát triển sỏi mật 25%.

Giúp ngăn ngừa trầm cảm

Lạc cung cấp tryptophan, một axit amin thiết yếu và quan trọng đối với việc sản xuất seronin, một trong những hóa chất trong não quan trọng liên quan đến quy định tâm trạng. Khi một người bị trầm cảm, lượng seronin được tiết ra từ các tế bào thần kinh não bộ nhằm chống lại trầm cảm. Trytophan có thể làm tăng tác dụng chống trầm cảm bằng cách làm ra tăng lượng seronin trong máu.

Lạc còn có thể ngăn ngừa được một số bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa

Tốt cho tim

Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạc, bơ lạc và các sản phẩm từ lạc khác giúp bảo vệ tim, có tác dụng tốt trong phòng chống các bệnh tim mạch. những người thường xuyên ăn lạc và các sản phẩm từ lạc, có thể hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh tim mạch 35%. đặc biệt là phụ nữ, phụ nữ mãn kinh thường xuyên ăn lạc có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh mạch vành.

Làm hạ cholesterol

Không chỉ giúp tăng cường trí nhớ, niacin trong lạc còn giúp hạ thấp và kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu. mặt khác, nhờ chứa nhiều lượng đồng nên khi ăn lạc sẽ giúp tăng lượng cholesterol có lợi và giảm lượng cholesterol có hại.

Ngăn ngừa lão hóa

Lạc chứa polyphenol tự nhiên ngoài việc giảm kết tập tiểu cầu, bảo vệ tim còn có tác dụng chống lão hóa rất tốt.

Theo Thái Hà/VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/cong-dung-phong-benh-noi-bat-cua-hat-lac-d68794.html?fbclid=IwAR0ExkMqK2fMx-PnXC86lM7OFym4lTY_CgveYOgA5Go7AvFCG7fhRrOJQHI

Theo Thái Hà/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cong-dung-phong-benh-noi-bat-cua-hat-lac/20211020081522250)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY