Bài thập toàn đại bổ bài hợp lại từ bài Bát trân (gồm hai bài Thu*c là bài Tứ quân với tác dụng bổ khí và Tứ vật bổ huyết), thêm hoàng kỳ bổ khí, nhục quế làm ôn ấm, thông kinh lạc.
Sự “thần diệu” của bài Thập toàn đại bổ là sự kết hợp hoàn hảo giữa các vị Thu*c để cho điều trị hiệu quả cao. Ở đây xuất hiện hai bài Thu*c kinh điển là Tứ vật và Tứ quân, thêm hoàng kỳ là Thu*c bổ khí thông dụng và nhục quế làm ấm kinh lạc…
Bài Thu*c Tứ vật (bổ huyết) gồm: đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung. Đây là bài Thu*c vừa bổ huyết, vừa hoạt huyết (người xưa còn nói bài Thu*c này là bài Thu*c chuyên để điều huyết “Điều huyết chi chuyên tễ”).
Thục địa
Bài Thu*c Tứ vật thang được ghi trong tác phẩm Thái bình huệ dân - Hòa tễ cục phương, được Danh y Chu Đan Khê trọng dụng. Đây là bài Thu*c chủ đạo trong điều trị huyết hư, bổ huyết mà không trệ, hành huyết mà không phá, trong bổ có tán, trong tán có thu, giúp điều hòa kinh nguyệt, nên còn được xem là phương Thu*c quý của phụ nữ. Cái hay của người thầy Thu*c nằm ở chỗ “dụng dược”, cùng là bài Tứ vật nhưng tuỳ vào mục đích sử dụng mà có thể bào chế, tăng giảm vị Thu*c.
Bài Thu*c thập toàn đại bổ gồm:Thục địa là quân dược trong bài Thu*c, là vị Thu*c được chế từ tiên địa hoàng (rễ tươi của cây địa hoàng), qua cửu chưng cửu sái (chín lần chưng, chín lần phơi) mà thành.Tiên địa hoàng có vị ngọt, đắng, tính hàn - tác dụng thanh nhiệt là chính, còn thục địa có vị ngọt, tính ấm, quy ba kinh âm, bổ huyết là chính.Qua chưng - phơi, thục địa có tác dụng tư bổ Can âm, ích Thận tinh, dưỡng Tâm huyết.
Đương quy có vị ngọt, cay, tính ôn, quy vào ba kinh âm.Toàn đương quy tác dụng bổ dưỡng toàn cơ thể.Quy thân có sức bổ huyết mạnh nhất, dùng cho huyết hư nhiều mà không có huyết ứ.Quy vĩ (đuôi của đương quy) có tác dụng tiêu ứ mạnh, dùng khi huyết hư kèm huyết ứ.Đương quy tu (nhánh bên của củ đương quy), bổ âm huyết kém hơn, chủ yếu thông kinh lạc.Bạch thược có vị đắng, chua, hơi hàn, quy kinh Can, Tỳ, có tác dụng dưỡng huyết, liễm âm, hoà Can chỉ thống.bạch thược nếu được chế với rượu và sao vàng với cám thì sẽ khử được tính hàn, tăng tác dụng bổ Can, Tỳ.
Xuyên khung có vị cay, tính ôn, quy kinh Can, Đởm.Xuyên khung có vị cay nên có khả năng tán kết, là Thu*c “trị huyết trong khí”. Sách Bản thảo hội ngôn có ghi: “Vị xuyên khung, thượng hành đầu mục, hạ điều kinh thủy, trung khai uất kết, huyết trung khí dược”, nên dùng cho bệnh khí huyết đều tốt.
Bài chủ yếu để bổ khí hoặc kiện tỳ, ích khí. Trong đó, nhân sâm bổ khí, bổ chân khí (nguyên khí), bổ 5 tạng có tính cam ôn nên còn kiện tỳ dưỡng vị là Quân; bạch truật khổ ôn để kiện tỳ vận thấp (hóa thấp) phối hợp với nhau để bổ khí kiện tỳ là Thần; Phục linh cam đạm để thẩm thấp kiện Tỳ giúp bạch truật tăng tác dụng hóa thấp là Tá; cam thảo chích tính cam ôn cũng là bổ khí hòa trung đưa Thu*c vào Tỳ làm chức năng điều hòa các vị Thu*c giúp nhân sâm ích khí và hòa trung là Sứ. Cho nên bài Thu*c này bổ khí kiện tỳ mà không gây thấp trệ tăng lên, cơ thể khỏe hơn.Bốn vị này có tính hòa hoãn, dễ uống, đều làm ăn ngon, bổ khí.
Đương quy
Hoàng kỳ là vị Thu*c thường được so sánh với nhân sâm. Nếu như nhân sâm có tác dụng chính là đại bổ nguyên khí, dưỡng âm cho toàn thể trạng, hồi dương cứu mạng, hoàng kỳ là vị Thu*c bổ khí thăng dương, có tác dụng chính trong việc bổ dưỡng cho những người yếu ớt, người ốm đau liên miên, thiếu dương, người ăn nói yếu ớt, sức khỏe dưới mức trung bình, mạch hay tế bào đều suy nhược, thiếu sức sống.
Nhục quế: vị cay, ngọt và tính nóng; quy kinh: Thận, Tỳ, Tâm và Can; công dụng: trừ lạnh và giảm đau, làm ấm kinh lạc và tăng lưu thông.
Như vậy bài Thu*c Thập toàn đại bổ có công dụng bồi bổ khí huyết, còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện hệ tuần hoàn, giúp thận khỏe - sinh tinh.Trong thực tế khám chữa bệnh, các bác sĩ y học cổ truyền có thể gia một số vị Thu*c để hợp với từng người cụ thể.