Chị cao thị hải yến (tp biên hòa, đồng nai) chia sẻ, trước đây mỗi lần tầm soát ung thư, chị phải nội soi dạ dày, gây tê, thực hiện thủ thuật xâm lấn. lần nào tầm soát về chị cũng đau và ám ảnh mất vài tuần. gần đây, khi được bác sĩ giới thiệu phương pháp tầm soát ung thư mới bằng công nghệ gen, chị yến chỉ mất một lần lấy máu, khá thuận tiện.
"qua hai lần thử, tôi chia sẻ phương pháp này cho người nhà và họ sẵn sàng tham gia. tôi nhận thức được tầm soát ung thư sớm luôn có lợi, nếu có mắc bệnh thì biết sớm sẽ có khả năng điều trị hiệu quả hơn", chị yến nói.
Công nghệ gen tạo ra bước đột phá trong việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư. Ảnh: Gene Solutions
Theo ts.bs nguyễn hữu thịnh - trưởng khoa khám bệnh theo yêu cầu, bv đại học y dược tp hcm: công nghệ sinh thiết lỏng spot-mas được thiết lập dựa trên công nghệ nền tảng giải trình tự gen thế hệ mới có thể tầm soát đồng thời 5 loại ung thư phổ biến nhất tại việt nam, gồm ung thư gan, phổi, ung thư vú, đại - trực tràng, dạ dày. xét nghiệm hỗ trợ phát hiện sớm, từ đó bác sĩ có hướng điều trị hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. xét nghiệm này không xâm lấn, chỉ cần một lần thu máu nên thuận tiện, nhanh chóng, không ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người thực hiện. với công nghệ này, bệnh nhân mắc ung thư có thể phát hiện ở giai đoạn sớm.
Bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bằng cách tầm soát ung thư sớm. ảnh: freepik
BS Nguyễn Hữu Nguyên, Đồng sáng lập Gene Solutions, cho biết: "Gene Solutions đã nghiên cứu 1.600 nhóm bệnh chứng và cơ sở dữ liệu bộ gene lớn của hơn 20.000 bệnh nhân trong hơn 3 năm để phát triển công nghệ SPOT-MAS, với chi phí hợp lý.
"chúng tôi mong rằng công nghệ này có thể giúp sàng lọc ung thư định kỳ cho mọi người, từ đó thay đổi tiêu chuẩn chăm sóc bệnh nhân ung thư. chiến dịch "chung tay đẩy lùi ung thư" lần này với mục đích góp phần "phổ thông hóa" công nghệ spot-mas, thúc đẩy hình thành thói quen kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ cho người dân việt nam. việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm gánh nặng và nỗi lo ung thư", bác sĩ nguyên chia sẻ.
BS Nguyễn Hữu Nguyên chia sẻ về nền tảng công nghệ giải trình tự gene thế hệ mới. Ảnh: Quốc Dũng
Theo số liệu từ tổ chức y tế thế giới (who), năm 2020 việt nam ghi nhận 182.563 ca mới trên tổng số 97,3 triệu dân. mỗi năm tại đông nam á có thêm 1,7 triệu ca ung thư mắc mới, ước đoán đến năm 2030 tỷ lệ tử vong do ung thư là 45%.
Thông tin từ bộ y tế, khoảng 80% bệnh nhân ung thư tại viêt nam được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi các phương pháp điều trị không mang lại hiệu quả như mong muốn. điều trị ung thư giai đoạn muộn còn gây áp lực tài chính, tâm lý nặng nề cho bệnh nhân và gia đình.
Theo bs thịnh, với một số loại ung thư phổ biến như ung thư đại trực tràng, ung thư vú, nếu được phát hiện và điều trị sớm tỷ lệ sống sót có thể trên 90%.
"cho đến thời điểm hiện nay, chìa khóa trong cuộc chiến chống ung thư là phát hiện sớm. chúng ta càng phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh ung thư càng cao", bs thịnh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, một rào cản lớn trong việc phát hiện sớm ung thư đó là nhiều bệnh ở giai đoạn đầu thường diễn tiến âm thầm, không biểu hiện triệu chứng điển hình. nhiều phương pháp chẩn đoán truyền thống khó phát hiện ung thư ở các giai đoạn sớm.