Tuy nhiên, nếu không làm chủ được các loại vật liệu thiết yếu và kỹ thuật cao phục vụ sản xuất, Việt Nam có nguy cơ chỉ là công xưởng gia công với lợi nhuận thấp.
Hơn bao giờ hết, phát triển và làm chủ ngành công nghệ vật liệu, đặc biệt là vật liệu công nghệ cao đang là cơ hội cũng như yêu cầu khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa chiến lược cho sự phát triển của đất nước.
Với xu hướng dịch chuyển và tái định vị lại chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đã và đang đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các tập đoàn công nghiệp hàng đầu trên thế giới như Samsung Electronics, SK Groups, Toyota… Hay gần đây nhất, "ông lớn" Apple đưa ra dự định thành lập nhà máy sản xuất hàng triệu tai nghe không dây AirPods tại Việt Nam.
Có thể nói, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn chưa từng có về phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, việc có thể chủ động đón nhận và tận dụng được cơ hội này hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của ngành Công nghệ Vật liệu.
Vật liệu mới và Vật liệu kỹ thuật cao có thể coi là chìa khóa cho sự phát triển tiến bộ công nghệ trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống như: y học, an ninh, công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ, viễn thông, kỹ thuật kết cấu, giao thông, nông nghiệp, dệt may, nhựa và môi trường...
Có thể nói, làm chủ công nghệ sản xuất vật liệu là nền tảng cơ bản nhất để làm chủ sản xuất công nghiệp. Ví như, bí quyết công nghệ giúp Tesla có thể khẳng định và giữ vững vị thế số một của mình trong lĩnh vực chế tạo ô tô điện chính là vật liệu để làm ra loại pin mà không một nhà sản xuất nào khác có được.
Do tầm quan trọng đặc biệt của vật liệu, tất cả các quốc gia trên thế giới đều tập trung nguồn lực để phát triển các vật liệu có giá trị chiến lược nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất.
Công nghệ vật liệu không còn giới hạn trong những quan niệm truyền thống về sắt, thép, xi măng hay vật liệu xây dựng cơ bản.
Vật liệu ngày nay là sự tích hợp của những tiến bộ khoa học mới nhất nhằm tạo ra những ứng dụng công nghệ cao như "vật liệu điện tử", "vật liệu tích trữ và chuyển hóa năng lượng", "vật liệu polymer-composite hiệu suất cao", "vật liệu nhớ hình", "vật liệu đáp ứng môi trường"…
Nắm bắt được xu thế chung, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa, chính thức đào tạo ngành Công nghệ vật liệu từ năm 2018 để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội và trước hết là của chính sự phát triển của Tập đoàn Phenikaa - đơn vị nằm trong top những công ty hàng đầu thế giới về sản xuất đá thạch anh nhân tạo với thương hiệu Vicostone.
Sinh viên sẽ được trải nghiệm học tập và thực hành tại hệ thống phòng thí nghiệm đồng bộ với các trang thiết bị hiện đại
Sinh viên ngành Công nghệ vật liệu học tập tại Trường được trang bị kiến thức về vật liệu điện tử, nano và vật liệu polymer-composite cũng như các kiến thức nền tảng và chuyên sâu hình thành từ kỹ năng thực hành, thực tập, làm việc nhóm, nghiên cứu khoa học.
Sinh viên sẽ được trải nghiệm học tập và thực hành tại hệ thống phòng thí nghiệm đồng bộ với các trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay trong lĩnh vực công nghệ vật liệu như:
- Các hệ thiết bị phân tích (thiết bị hiển vi điện tử quét, thiết bị phân tích phổ nhiễu xạ tia X, các hệ đo tính chất điện, quang, từ và cơ tính của vật liệu…)
- Các hệ thiết bị chế tạo và gia công vật liệu polymer (thiết bị ép phun, thiết bị trộn hợp nóng chảy, thiết bị ép đùn, thiết bị chế tạo màng mỏng…).
Sinh viên Công nghệ vật liệu tại Trường Đại học Phenikaa được đảm bảo ít nhất 25% giờ thực hành trong toàn bộ chương trình học.
Ngoài các giờ thực hành tại phòng thí nghiệm, sinh viên còn được trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) của Tập đoàn Phenikaa cũng như nhiều doanh nghiệp đối tác liên kết với Khoa, Trường và Tập đoàn.
Với đội ngũ giảng viên xuất sắc, chương trình đào tạo tiên tiến, cập nhật thực tế, hình thức xét tuyển "cực dễ chịu" với mức học phí hết sức "hợp lý" cùng nhiều chính sách học bổng và hỗ trợ học phí vô cùng "hấp dẫn", đây sẽ là cơ hội cho các bạn học sinh yêu thích công nghệ, thích sáng tạo và đam mê phát triển vật liệu mới phục vụ đời sống xã hội.
Đặc biệt, Tập đoàn Phenikaa cam kết đảm bảo tuyển dụng cho sinh viên tốt nghiệp ngành Vật liệu đạt loại Khá trở lên và đúng hạn.
Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu và sản xuất các vật liệu cho các lĩnh vực mũi nhọn như polymer & composites, công nghệ nano, điện tử, y sinh...
100% cán bộ, giảng viên có trình độ Tiến sĩ, hầu hết được đào tạo từ các trường đại học danh tiếng tại các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Hà Lan...
Đặc biệt, chương trình đào tạo có sự tham gia giảng dạy của các giáo sư, tiến sĩ người nước ngoài như Ấn độ, Mỹ, Hàn Quốc.
Năm 2020, ngành Công nghệ vật liệu dự kiến tuyển sinh 50 sinh viên với các tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán - Lý - Hóa); A01 (Toán - Lý - Tiếng Anh); D07 (Toán - Hóa – Tiếng Anh); B00 (Toán - Hóa - Sinh).
Ngoài ra, sinh viên được hỗ trợ 100% học phí khi học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ hoặc được hỗ trợ tìm nguồn học bổng sau đại học ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Hà Lan, Hàn Quốc….
Chủ đề liên quan:
chìa khóa công nghệ công nghệ vật liệu công nghiệp Đại học Phenikaa nghiệp sản xuất sản xuất công nghiệp Tập đoàn Phenikaa vật liệu