Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Công nghiệp chế biến chế tạo: Động lực phát triển kinh tế

(MangYTe) Trong 2 tháng đầu năm 2020, cả nước có 7 mặt hàng đạt trị giá trên 1 tỷ USD, đều thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo. Giữa lúc “cơn bão” Covid – 19 đang càn quét dữ dội ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây được xem là thành công ngoài mong đợi, là động lực của nền kinh tế.

Những “dấu ấn” đặc biệt

Trong bối cảnh mà sự suy giảm kinh tế toàn cầu do virus Corona gây ra đang phủ bóng đen lên nhiều quốc gia thì việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2020, đạt 74,02 tỷ USD, tăng nhẹ 2,4% so với cùng kỳ năm 2019 (theo số liệu của Tổng cụcThống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) được xem là thành công không nhỏ của chúng ta.

Trong đó, "điểm sáng" nhất là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, với mức tăng trưởng được duy trì khoảng 10,6% , để tiếp tục làm động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp.

Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đến nay, cả nước có 7 mặt hàng xuất khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, trong đó đều là các mặt hàng thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến. Cụ thể, đồ gỗ đạt gần 1,5 tỷ USD; dệt may đạt 4,5 tỷ USD; giày dép 2,7 tỷ USD; điện tử, máy tính, linh kiện 5,3 tỷ USD; điện thoại và linh kiện gần 6,9 tỷ USD; máy móc, thiết bị và phụ tùng 2,9 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng 1,4 tỷ USD. Riêng tháng 2, xuất khẩu của nhóm hàng này đạt 16 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 4,2 tỷ USD, tăng tới 55,8% so với tháng 1/2020. 

Công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng cũng đang là điểm sáng về thu hút đầu tư nước ngoài. Chỉ tính riêng trong năm 2019, cả nước thu hút được 3.478 dự án mới, với tổng vốn đạt gần 31,8 tỉ USD thì ĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với tổng vốn đạt 21,56 tỉ USD, chiếm 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. (Theo Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng này cũng không ngừng được mở rộng, không chỉ tăng cường ở các thị trường truyền thống mà còn khai thác được các thị trường mới, tiềm năng và tận dụng hiệu quả các FTA.

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Úc...

Tuy vậy, phía sau những con số ấn tượng trên, vẫn có những ngành hàng dù nỗ lực nhưng vẫn chưa thể cán đích theo kế hoạch. Là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm liền, nhưng hàng dệt, may giảm 1,7%; xơ, sợi các loại giảm 16,5%; sắt thép các loại giảm 33,9%; sản phẩm từ sắt thép giảm 7,9%…

Tương tự, nhóm ngành nông, lâm, thủy sản cũng gặp không ít khó khăn khi kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm chỉ đạt 3,03 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, chỉ có 2 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ là gạo và sắn (tăng lần lượt là 20,5% và 55,8%).

Trong khi đó, với ngành rau quả, ngay từ đầu năm 2020 khi Trung Quốc siết chặt chất lượng hàng nhập khẩu, chuyển từ nhập tiểu ngạch sang chính ngạch, xuất khẩu rau quả liên tục sụt giảm. Dự kiến năm nay ngành rau quả khó có thể cán đích. 

Mặc dù liên tiếp vấp phải những khó khăn ngay trong tháng đầu năm 2020 khi dịch bệnh leo thang, và việc Mỹ sẽ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước được hưởng quy chế quốc gia đang phát triển nhưng theo PGS.TS Phạm Tất Thắng Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương) nhận định, Việt Nam có nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu chạm mốc 300 tỷ USD như kỳ vọng.

Bởi theo ông Thắng, trong bối cảnh hiện nay, nếu chúng ta giữ được môi trường an toàn, dịch bệnh được kiềm chế, thì đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, vì các quốc gia đang có dịch hiện không xuất khẩu được.

Theo các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục khai thác tốt cơ hội mở ra từ các hiệp định thương mại tự do mới để thúc đẩy xuất khẩu. Đặc biệt, hiện nay với việc hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới bắt đầu có hiệu lực cũng như sự phát triển năng động của nền kinh tế, ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để bứt phá.

Cần “cú hích” để bứt phá

Năm 2020, dự báo kinh tế thế giới sẽ có nhiều diễn biến phúc tạp, khó lường. Theo các chuyên gia kinh tế, để công nghiệp chế biến chế tạo tiếp đà tăng trưởng, bên cạnh việc tạo các điều kiện và môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào công nghiệp, cần có các giải pháp quyết liệt để hỗ trợ doanh nghiệp như chính sách thuế, chính sách tín dụng ưu đãi cho dệt may, da giày, ô tô, cơ khí, đặc biệt là ngành công nghiệp hỗ trợ và triển khai các hoạt động hỗ trợ.

Đồng thời cũng cần có các chính sách, giải pháp để tiếp tục thu hút đầu tư nhằm tận dụng sự dịch chuyển đầu tư, tái cấu trúc chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia trong bối cảnh các tranh chấp thương mại ngày càng gia tăng. Hơn nữa, để ngành công nghiệp chế biến chế tạo phát triển, cần có sự vào cuộc hơn nữa của các địa phương, đặc biệt là các tỉnh có triển vọng về phát triển công nghiệp.

Tuy vậy, trong khi đó, các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang tích cực đón đầu cơ hội từ việc Viêt Nam ký kết các FTA, hay Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thì khảo sát mới đây của Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt nam (VCCI), cho thấy gần 80% DN lần đầu nghe nói về EVFTA, hay CPTPP.  Như vậy để tận dụng những cơ hội từ các FTA trong năm 2020, đòi hỏi phải tháo gỡ nhiều nút thắt trong chính nội tại chúng ta, với sự nỗ lực của cả DN và Nhà nước.  

Theo các chuyên gia nhận định, trong sự thành công của ngành có vai trò tích cực của Bộ Công Thương trong việc đưa triển khai các giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tập trung phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên như cơ khí trọng điểm, ô tô, công nghiệp hỗ trợ,...

Do đó, việc Bộ Công Thương tiếp tục đưa ra định hướng phát triển và ban hành các chính sách nhằm duy trì vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong các lĩnh vực dệt may, da giày, chế biến gỗ, ô tô, điện tử; làm tốt vai trò khai phá thị trường xuất khẩu thông qua các FTAs mới được ký kết...có vai trò đặc biệt quan trọng.

Nhìn nhận vấn đề trên, theo ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải, đã đến lúc cần cơ cấu lại theo hướng tổ chức sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ phù hợp, chất lượng ổn định và dựa vào phân phối tập trung ở các thị trường.

Đồng thời, cần đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là DN công nghiệp hỗ trợ, trong đó có việc triển khai thành lập các Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm. Các trung tâm này sẽ đóng vai trò đầu mối triển khai các hoạt động hỗ trợ, xây dựng năng lực, nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp công nghiệp trong nước.

Còn theo ông Trương Thanh Hoài – Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, linh kiện đầu vào cho sản xuất trong nước, Chính phủ cần có biện pháp khuyến khích DN tìm nguồn nguyên liệu thay thế.

Bên cạnh đó, việc mở rộng thị trường xuất khẩu để đảm bảo những mục tiêu tăng trưởng mới, đồng thời giải quyết những vấn đề còn tồn đọng sẽ là những chủ đề nóng cần sự chung tay giải quyết của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp trong năm 2020.

Nếu tận dụng tốt thời cơ không chỉ mở ra các cơ hội phát triển mới mà còn là lối rẽ để Việt Nam giảm bớt và thoát khỏi tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường, bảo đảm sự phát triển bền vững nền kinh tế nói chung.

Ngọc Thành

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/cong-nghiep-che-bien-che-tao-dong-luc-phat-trien-kinh-te-post74846.html)

Tin cùng nội dung

  • Cho thêm nước lạnh khi đang luộc thịt hoặc hầm xương, sớm cho muối vào thịt khi đun nấu, chiên thịt xông khói trong chảo nóng...là những thói quen thường thấy nhưng có hại.
  • Trong quãng đời làm bác sĩ tâm thần, tôi cũng có nhiều kỷ niệm buồn vui xen kẽ. Có một kỷ niệm buồn khiến tôi cứ nhớ mãi. Đó là trường hợp một anh bộ đội, nhân viên của Học viện Quân y bị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực đã được tôi điều trị. Kết quả điều trị khá tốt.
  • Đối với những thực phẩm chín (bánh chưng, bánh tét, giò, chả, giò xào…), người dân có thể bảo quản trong điều kiện thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp.
  • Mười năm trước, tôi đã tự nhủ với lòng mình rằng sẽ không bao giờ uống nước mía – thứ đồ uống tôi thích nhất nữa, khi thấy một con nhặng nổi lềnh phềnh trong cốc nước mía đang cầm trên tay.
  • Sắn (khoai mì) là loại lương thực phổ biến, nhất là ở vùng nông thôn miền núi. Tuy nhiên trong sắn có chứa độc tố có thể gây ngộ độc nặng.
  • Rau quả là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng. Nhu cầu về vitamin và muối khoáng của con người được cung cấp qua bữa ăn hàng ngày qua rau tươi.
  • Vị thành niên là lứa tuổi có sự phát triển khá nhanh về thể chất. Chính vì vậy, những thay đổi phù hợp trong lối sống sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện chiều cao của trẻ.
  • Các nhà khoa học tại Viện Y học Tái sinh Wake Forest, bang North Carolina, Mỹ vừa tuyên bố họ đã thành công trong việc chế tạo D**ng v*t trong phòng thí nghiệm.
  • Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) là một khiếm khuyết của sự phát triển trí não.Trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, hạn chế về kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY