Chuyện lạ hôm nay

Công viên kỷ Jura trên bãi biển Australia

Các nhà cổ sinh vật học phát hiện dấu chân của 21 loài khủng long khác nhau trên lớp đá cổ đại 130 triệu năm dọc bờ biển bang Western Australia.
Một khu vực ven biển Australia được mệnh danh là "công viên kỷ jura">công viên kỷ jura" sau khi các nhà cổ sinh vật học tìm thấy số dấu chân khủng long lớn chưa từng có với niên đại ít nhất 130 triệu năm, RT hôm qua đưa tin.

Các nhà khoa học phát hiện hàng nghìn dấu chân dọc theo đường bờ biển dài 25 km trên bán đảo Dampier, được xác định là nơi sinh sống trước đây của nhiều loài khủng long tiền sử, theo nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Queensland và James Cook.

Họ mất 5 năm (từ năm 2011 đến 2016) để phân tích khu vực tìm thấy dấu chân và công bố kết quả phát hiện trên tạp chí Cổ sinh vật học động vật có xương sống.

Địa điểm tìm thấy dấu chân tập trung quanh các khu vực ven biển Yanijarri, Walmadany và Kardilakan-Jajal Buru ở tây bắc Australia. Nhóm nghiên cứu sử dụng máy bay không người lái để ghi chép phát hiện khi thủy triều rút.

Các dấu chân thuộc về 21 loài khủng long chân thằn lằn, khủng long chân thú, khủng long chân chim và khủng long bọc giáp. Một số dấu chân dài tới 1,7 m, tương đương chiều cao một người trưởng thành.

Trong số này có dấu chân được cho là bằng chứng duy nhất về loài stegosaurus được cho là loài khủng long có cơ thể bọc giáp, trên lục địa Australia.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/cong-vien-ky-jura-tren-bai-bien-australia-3561943.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY