Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

Phẫu thuật khối u tế bào khổng lồ phá hủy đốt sống

Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một trường hợp có khối u khổng lồ xâm lấn dây thần kinh và phá hủy một đốt sống.
Bệnh nhân là Lê Anh Tú (17 tuổi, ở Sóc Sơn, Hà Nội) vừa được các bác sĩ ở Khoa Phẫu thuật chấn thương, chỉnh hình (BV E) phẫu thuật thành công khối u tế bào khổng lồ, phá hủy hết một đốt sống cùng, xâm lấn dây thần kinh cột sống, xâm lấn tiểu khung... khiến bệnh nhân không đi lại được.

Ca bệnh hiếm gặp

Theo đánh giá của chuyên gia y tế, đây là ca bệnh hiếm gặp và khó khăn trong việc chẩn đoán, điều trị. Điều đặc biệt của ca bệnh này là để lấy hết u và cố định vững cột sống cho bệnh nhân ở vị trí không có điểm cố định bắt vít nên các bác sĩ đã phải tiến hành 2 đường mổ để lấy u và ghép xương cho bệnh nhân.

PGS.TS. Hà Kim Trung, Phó Giám đốc, Trưởng khoa Phẫu thuật chấn thương, chỉnh hình - BV E cho biết, đây là ca bệnh hiếm gặp và rất khó trong việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Thực tế, u tế bào khổng lồ được biết đến là một dạng u xương lành tính (chỉ 2-5% ác tính), thường gặp ở xương chi (đầu xương dài) ở người trẻ 25 - 40 tuổi, khi xương đã trưởng thành và sụn tiếp hợp ở vùng đầu xương đã cốt hóa. U xương tế bào khổng lồ chiếm 5-10% các khối u xương nguyên phát và chiếm khoảng 20% các u xương lành tính. U thường phát triển ở đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, đầu dưới xương quay, đầu trên xương cánh tay... u tế bào khổng lồ ít gặp ở cột sống và đặc biệt, ở vùng xương cùng (S1) như bệnh nhân Tú càng ít gặp nhưng khó phẫu thuật và rất nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu u nhỏ, bệnh nhân có thể không có triệu chứng nhưng khi u phá hủy vỏ xương và kích thích màng xương bệnh nhân đau tăng dần. Khối u càng to gây chèn ép, xâm lấn, phá hủy các tổ chức lân cận như xương chậu. U làm cột sống mất vững và rất khó phẫu thuật làm vững.

Sau khi hội chẩn với các chuyên gia về phẫu thuật bụng, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình - BV E quyết định chọn phương pháp điều trị tốt nhất với u tế bào khổng lồ của bệnh nhân Tú là phẫu thuật lấy hết u và cố định vững cột sống cho bệnh nhân ở vị trí không có điểm cố định bắt vít, các bác sĩ đã phải tiến hành 2 đường mổ để lấy u và ghép xương cho bệnh nhân. Các chuyên gia y tế đánh giá, phẫu thuật nạo u - lấy không hết nguy cơ tái phát là 40%, và khi tái phát dễ có nguy cơ ác tính. Vì vậy, để giúp bệnh nhân có thể đi lại được và tránh nguy cơ tái phát, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật đường bụng để tiếp cận mặt trước cột sống của bệnh nhân, nhằm lấy u, cắt bỏ đốt S1 và sau đó ghép xương để hàn cứng đốt sống... Sau 3 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã ghép xương tự thân, nẹp vít cột sống từ trên cao xuống vùng xương cùng để cố định vững cột sống. Sau mổ 1 tuần, kết quả chụp cho thấy mảnh ghép ổn định, bệnh nhân hết đau, đứng và đi lại gần như bình thường.

Đã từng hội chẩn với chuyên gia nước ngoài, nhưng vẫn “nhờ” thầy Thu*c Việt Nam phẫu thuật

Sau ca phẫu thuật thành công 10 ngày, bệnh nhân Lê Anh Tú đang tập đi, tập đứng trở lại. Bệnh nhân Tú cho biết, cách đây khoảng 5 tháng, em thỉnh thoảng bị đau lưng dữ dội, đi khám bệnh viện huyện được bác sĩ kết luận đau do thần kinh uống Thu*c đỡ, hết Thu*c lại đau. Nhưng đến tháng 8/2015, cơn đau càng trở nên dữ dội hơn, 2 chân tê nhức, mất vững cột sống và không đi lại được. Đi khám tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán em bị u tế bào khổng lồ cột sống cùng và được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, do ca phẫu thuật không thể lấy hết u mà mới chỉ phẫu thuật giải ép và làm vững cột sống tạm thời, nên sau gần 1 tháng, cơn đau lại tái phát dữ dội hơn khi chưa mổ, khiến em bị liệt hoàn toàn và hầu như không di chuyển được. Tiến hành xạ trị 1 tháng, Tú thấy đỡ đau nhưng khối u chưa được xử lý triệt để đã phát triển nhanh, phá hủy hết 1 đốt sống cùng và có nguy cơ phát triển và gây tổn thương thần kinh vùng Sinh d*c và rối loạn tiểu tiện... khiến bệnh nhân không đi lại được.

Gia đình Tú đã đưa em đi khám và điều trị tại một số bệnh viện ở trong và ngoài nước, thậm chí đã hội chẩn với chuyên gia nước ngoài (như Singapore, Nhật Bản...) nhưng họ đều từ chối mổ vì việc lấy u bỏ mất đốt sống dễ gây các biến chứng nguy hiểm cho tính mạng.

PGS.TS. Trung chia sẻ, trước đây, ông đã từng gặp, chẩn đoán và điều trị thành công cho vài ca mổ khó tương tự như thế này. Tuy nhiên, kết quả thành công ngay từ lần can thiệp đầu tiên của ca bệnh này, đó là nhờ có một phòng mổ đạt chuẩn và máy chụp Xquang chuyên dụng trong khi mổ và các phẫu thuật viên có kinh nghiệm, tay nghề cao... đã giúp các chuyên gia có thể can thiệp và đặt vật liệu thay thế chính xác. Thái Bình - Thanh Xuân

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phau-thuat-khoi-u-te-bao-khong-lo-pha-huy-dot-song-22225.html)
Từ khóa: phau thuat khoi u

Tin cùng nội dung

  • Thời gian gần đây em rất hay bị tê bì lòng bàn tay. Khi em cố gắng nắm chặt bàn tay lại thấy rất đau và nhức, và dù đã cố gắng nhưng em cũng không thể nắm chặt tay lại được. Những lúc như thế em không thể làm việc gì nặng. Em đi khám thì BS chẩn đoán em bị hội chứng ống cổ tay, cho em đeo nẹp. Em nghe nói ở TPHCM có phẫu thuật nội soi điều trị bệnh này, vậy em nên đến bệnh viện nào, đăng ký phẫu thuật luôn có được không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Khôi - Bình Thuận)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY