Theo một nghiên cứu của cơ quan khoa học quốc gia australia (csiro), vi rút sars-cov-2 gây đại dịch covid-19 có thể tồn tại ở môi trường mở lâu hơn so với dự tính trước đây.
“Việc xác định thời gian vi rút thực sự tồn tại trên các bền mặt cho phép chúng ta dự đoán chính xác hơn và giảm thiểu sự lây lan”, giám đốc điều hành CSIRO Larry Marshall cho biết.
Theo kết quả nghiên cứu, vi rút sars-cov-2 có thể tồn tại “ổn định” trên các bề mặt trơn nhẵn như giấy, tiền, kính và thép. nếu ở trong môi trường có nhiệt độ khoảng 20 độ c, vi rút này có thể sống sót tới 28 ngày, nhiều hơn 10 ngày so với thời gian sống sót của vi rút cúm thông thường.
Nhiệt độ càng cao, khả năng sống sót của vi rút càng thấp. ở nhiệt độ 40 độ c, vi rút chỉ có thể tồn tại trong chưa đầy 24 giờ. ở nhiệt độ 30 độ c, thời gian sống sót của vi rút sẽ có sự thay đổi tùy thuộc bề mặt.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy nhiệt độ mùa đông có thể sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của vi rút, từ đó khiến việc kiểm soát dịch bệnh trong giai đoạn này càng khó khăn hơn.
Dịch covid-19 khởi phát từ thành phố vũ hán, trung quốc vào cuối năm ngoái, cho đến nay đã lan ra hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. số ca Tu vong vì covid-19 trên toàn thế giới đã lên tới hơn 1 triệu người, trong khi số ca nhiễm cũng vượt 37,7 triệu người.
Mỹ, ấn độ, brazil và nga là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. số ca Tu vong vì covid-19 tại mỹ đã vượt 219.000 người, trong khi số ca nhiễm lên tới gần 8 triệu người.
Theo RT