Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Covid-19 khiến nhiều bệnh viện thiếu máu

Trong ba tuần, anh Hà Văn Biên ở Nghĩa Lộ, Yên Bái ba lần đưa con đi viện gần nhà để truyền máu thì đều nhận thông báo bệnh viện không có máu.

Con anh là bé Hà Bảo Ngọc, 10 tuổi, bị bệnh tan máu bẩm sinh khi mới 8 tháng tuổi, thường xuyên phải truyền máu. Anh Biên chia sẻ, gần hai tháng nay, Ngọc chưa được truyền máu. Cứ mỗi lần đến viện tỉnh thì các bác sĩ lại thông báo: "Hết máu rồi anh ạ".

Hai bố con lại đi về, mấy ngày sau anh tiếp tục đưa con lên viện lần nữa nhưng vẫn chưa có máu. "Ba tuần nay, bố con tôi cứ đi đi về về như vậy", anh Biên nói.

Bé ngọc không được truyền máu nên ngày càng mệt hơn, chỉ nằm mê mệt một chỗ, không cười đùa, chạy nhảy, ăn uống kém, sức khỏe ngày càng suy yếu. anh biên từng đưa con đi viện truyền máu hơn 10 năm nay nên hiểu rõ, nếu con không được truyền máu kịp thời sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng, trong đó nguy hiểm nhất là suy tim.

Không thể chờ đợi thêm, anh biên bắt xe đi gần 300 km từ yên bái đến hà nội, đưa con đến viện huyết học - truyền máu trung ương, với hy vọng sẽ có máu.

Bác sĩ lê thị thanh tâm, bác sĩ điều trị cho cháu hà bảo ngọc tại trung tâm thalassemia, viện huyết học – truyền máu trung ương, chia sẻ, khi bé nhập viện, lượng huyết sắc tố chỉ còn 34 g/l, chỉ bằng ¼ chỉ số bình thường, tình trạng nguy kịch nếu không được cấp cứu kịp thời.

"Cháu mệt mỏi lại đi xa từ Yên Bái về đây khiến chúng tôi rất xót xa", bác sĩ nói.

May mắn, viện huyết học và truyền máu trung ương đã kịp thời có lượng máu dự trữ tạm ổn trong bối cảnh covid-19 bùng phát, do đó bé ngọc được truyền máu, sức khỏe cải thiện dần.

Nằm cạnh giường bé Ngọc là hai bé trai học sinh cấp một là Ma Thanh Tùng và Mai Anh Nhật, bị tan máu bẩm sinh. Cách đây hơn một tuần, khi điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang, hai bé cũng phải đợi máu.

Anh mai thanh bình, bố cháu mai anh nhật, chia sẻ, gần hai năm nay, từ khi viện huyết học truyền máu trung ương về huyện chiêm hóa tập huấn, tuyên truyền bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh nhân đã được điều trị ngay ở trung tâm y tế huyện. tuy nhiên cứ mỗi đợt thiếu máu, nhất là trong đại dịch, các gia đình có con bị bệnh như gia đình anh bình lại lo lắng trăm bề.

"Chúng tôi lo con yếu mệt, lo phải đưa con đến Hà Nội, đường xá xa xôi tốn kém, lại dễ bị lây bệnh. Con phải nghỉ học, bố mẹ phải nghỉ làm", anh bộc bạch.

Các bệnh nhi truyền máu tại viện huyết học. ảnh: công thắng

Theo tổ chức y tế thế giới, cứ 10 bệnh nhân thì có một người cần truyền máu. ước tính ở việt nam, mỗi ngày cần đến 5.200 đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị. cơ hội có đủ máu và chế phẩm máu cho tất cả những người cần máu chưa được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. tình trạng khan hiếm máu vẫn xảy ra ở nhiều nước đang phát triển, nhiều địa phương, nhất là trong thiên tai, dịch bệnh.

Trong gần hai năm qua, covid-19 đã ảnh hưởng lớn tới các hoạt động hiến máu và an toàn truyền máu trên toàn cầu cũng như tại việt nam.

Từ tháng 5, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nguồn máu phục vụ điều trị ngày càng khan hiếm trên khắp cả nước. tại viện huyết học – truyền máu trung ương, lượng máu tiếp nhận chỉ bằng 50% so với kế hoạch. đã có gần 70 lịch hiến máu với dự kiến tiếp nhận 25.000 đơn vị máu bị hoãn, hủy. trong khi viện là đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp máu cho 27 tỉnh, thành phố khu vực phía bắc với diện bao phủ là 40 triệu dân.

Đến ngày 12/6, Đại diện Viện huyết học cho biết, lượng máu dự trữ tương đối ổn để cung cấp. Tuy nhiên, một số địa phương như các tỉnh miền núi phía Bắc, lượng máu vẫn khan hiếm, gây trở ngại trong quá trình điều trị. Nhiều lịch hiến máu đã bị hoãn, hủy ở hầu hết các địa phương, đơn vị, kể cả ở các địa phương không thuộc phạm vi phong tỏa, cách ly y tế phòng chống dịch. Nhiều người dân dù đã đăng ký trước nhưng có tâm lý e ngại dịch bệnh nên đã không đến hiến máu.

Bác sĩ lê thị thanh tâm chia sẻ, nhiều nơi không có xe khách, các gia đình phải đi xe máy hàng trăm km đưa con xuống hà nội điều trị, bất kể nắng nóng hay mưa dông, không chỉ tốn kém về thời gian tiền bạc mà còn nguy cơ lây nhiễm ncov. tình trạng khan hiếm máu khiến sức khỏe người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng, gia đình bệnh nhân cũng điêu đứng theo.

Sắp đến Ngày Quốc tế người hiến máu 14/6, các bác sĩ kêu gọi cộng đồng hiến máu để cùng "giữ nhịp đập trái tim" người bệnh và san sẻ bớt nỗi gian nan của những gia đình có người thân bị bệnh cần truyền máu.

Trung bình mỗi ngày, viện huyết học – truyền máu trung ương đón tiếp khoảng 600 lượt bệnh nhân đến khám bệnh. viện cũng điều trị thường xuyên cho 1.200 đến 1.300 bệnh nhân nội trú mắc bệnh máu lành tính và ác tính.

Viện chủ động triển khai các biện pháp dự phòng nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Đối với người bệnh, người nhà người bệnh, người hiến máu và khách đến Viện đều phải khai báo y tế bắt buộc trước khi vào Viện. Tất cả cán bộ, nhân viên toàn viện phải thực hiện khai báo y tế hằng ngày qua phần mềm nCoV, Bluezone hoặc tờ khai y tế theo quy định, thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K.

Thúy Quỳnh

Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/covid-19-khien-nhieu-benh-vien-thieu-mau-4293273.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY