Tin tức hôm nay

Tin tức

Nguy cơ thiếu nguồn tiểu cầu điều trị vào dịp nghỉ dài ngày

Có rất nhiều người bệnh đã vượt qua ranh giới mong manh giữa sự sống và cái ch*t nhờ truyền tiểu cầu. Thế nhưng, việc đáp ứng nhu cầu tiểu cầu phục vụ điều trị luôn là một thách thức với các Trung tâm Truyền máu, đặc biệt là trong các kỳ nghỉ dài ngày và các dịp thiếu máu.

Năm nay mới hơn sáu tuổi nhưng cháu Nguyễn Tuấn Việt đã có năm năm ròng chiến đấu với bệnh ung thư máu. Từ khi mới 18 tháng tuổi, khi còn chưa được đến trường, Việt đã phải làm quen với hóa chất, với những mũi tiêm truyền từ ngày này qua ngày khác.

Trong năm năm qua, chị nguyễn vân anh, mẹ việt nhớ nhất là những khi con bị xuất huyết do giảm tiểu cầu. máu mũi con chảy chan chứa không ngừng, con còn nôn ra biết bao nhiêu là máu. có khi con chảy máu suốt nửa ngày không cầm được và mẹ con chỉ biết trông chờ vào những đơn vị tiểu cầu. đợt này, con mới nằm viện 20 ngày nhưng đã phải truyền tới 19 đơn vị tiểu cầu và chín đơn vị máu.

Một lần khác, con chảy máu bất chợt trong đêm. chị phải bắt xe từ quảng ninh lên hà nội. chị ôm con chờ đợi suốt quãng đường dài, khi vào viện huyết học – truyền máu trung ương và được truyền tiểu cầu con mới ngừng chảy máu.

Chị ngậm ngùi chia sẻ: “cháu chưa phải nằm viện vào dịp tết nên chưa phải chờ tiểu cầu quá một ngày. nhưng tôi cũng biết vào những dịp tết hay những đợt thiếu máu, có cháu phải chờ đến 2-3 ngày vẫn chưa có tiểu cầu để truyền. và cháu bé ấy đã không thể chờ đến khi có tiểu cầu vì bệnh quá nặng…”.

Cũng là một người bệnh ung thư máu, chị nguyễn thu trang (hà nội) tâm sự: “tôi đã chứng kiến có người phải tiếp 50 bịch máu và 70 bịch tiểu cầu một đợt truyền hoá chất. và chính tôi nhóm máu ab cũng đã từng phải chờ đợi từng bịch tiểu cầu. tôi nhập viện trong tình trạng thiếu tiểu cầu nghiêm trọng và rất may là ngay sau đó đã được truyền tiểu cầu, sức khoẻ của tôi dần được cải thiện.

Người bệnh ung thư máu như chúng tôi sau khi truyền hoá chất, các chỉ số trong máu đều sụt giảm và dẫn tới tình trạng thiếu máu, thiếu tiểu cầu nghiêm trọng. tôi không thể không nói lời cảm ơn tới tất cả những tấm lòng vàng đã đến hiến máu giúp tôi và những người bệnh khác. chỉ có được truyền máu và tiểu cầu chúng tôi mới có thể duy trì sự sống”.

Nguy cơ thiếu nguồn tiểu cầu điều trị vào dịp nghỉ dài ngày -0 Thai phụ truyền tiểu cầu ở tuần thai thứ 36.

Là một người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, chị nguyễn thị n. cũng phải chờ đợi từng đơn vị tiểu cầu trong thời điểm khan hiếm máu. khi mang thai ở tuần thứ 36, chị n. phải nhập viện gấp vì tiểu cầu chỉ còn 5 g/l, trong khi giới hạn bình thường là 150 – 400 g/l. trước đó, chị cũng đã nằm viện nhiều lần do thiếu máu và giảm tiểu cầu.

Khi đó, chị phải đối mặt với nguy cơ bị xuất huyết, thiếu máu nuôi dưỡng thai nhi… với bất cứ ai, việc tiểu cầu giảm sâu đều nguy hiểm (có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não…), nhưng với phụ nữ mang thai thì còn đáng lo ngại hơn nhiều. nếu chị không được truyền máu, truyền tiểu cầu kịp thời sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn đe dọa sự sống của cả thai nhi.

Bsckii nguyễn thị thảo, phó trưởng khoa bệnh máu lành tính, viện huyết học – truyền máu tư cho biết, những trường hợp tương tự như chị nguyễn thị n. thường phải mổ chủ động vì tiểu cầu thấp, nếu sinh tự nhiên sẽ cực kỳ nguy hiểm. sản phụ có nguy cơ chảy máu khó cầm nên trước, trong và sau quá trình mổ lấy thai, sản phụ sẽ cần truyền một số lượng lớn chế phẩm máu.

Sau những ngày “cầm cự”, chị nguyễn thị n. phải mổ lấy thai gấp. em bé đã chào đời trong niềm hạnh phúc của cả gia đình nhưng tiểu cầu của chị vẫn ở mức rất thấp, cần tiếp tục điều trị. mặc dù trong thời điểm thiếu máu, viện huyết học – truyền máu tư vẫn kịp thời huy động hàng chục đơn vị tiểu cầu, giúp sản phụ vượt cạn thành công. đến nay, em bé đã được bốn tháng tuổi và sức khỏe của cả hai mẹ con đều ổn định.

Trong giường mổ, trong phòng cấp cứu, có rất nhiều người bệnh đã vượt qua ranh giới mong manh giữa sự sống và cái ch*t nhờ truyền tiểu cầu. khối tiểu cầu là một loại chế phẩm, loại Thu*c rất đặc biệt được sử dụng cho điều trị và dự phòng các biểu hiện chảy máu.

Trên thực tế, có nhiều bệnh lý khác nhau cần truyền tiểu cầu. Có thể kể đến các bệnh như: xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng tiểu cầu, suy tủy xương, rối loạn sinh tủy, ung thư máu hoặc các bệnh ung thư di căn đến tủy xương…

Chế phẩm tiểu cầu được điều chế từ máu toàn phần do người khỏe mạnh hiến tặng hoặc được gạn tách từ một người hiến bằng hệ thống máy tách tự động. do khối tiểu cầu có hạn sử dụng ngắn (từ 3-5 ngày) nên việc đáp ứng nhu cầu tiểu cầu phục vụ điều trị luôn là một thách thức với các trung tâm truyền máu, đặc biệt là trong các kỳ nghỉ dài ngày và các dịp thiếu máu.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/nguy-co-thieu-nguon-tieu-cau-dieu-tri-vao-dip-nghi-dai-ngay-629584/)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY