Tin liên quan
Người cho máu phải có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ, được khám lâm sàng và xét nghiệm theo điều lệ cho máu.
Phòng lấy máu cố định hoặc nơi lấy máu lưu động bằng túi lấy máu hệ thống kín phải sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh và bảo đảm đủ ánh sáng.
Túi chất dẻo lấy máu (túi 1, 2, 3 tuỳ theo yêu cầu) phải được kiểm tra chất lượng túi và chất chống đông theo tiêu chuẩn quốc gia.
Có máy lắc túi máu để bảo đảm chống đông. Tất cả các phương tiện nói trên phải được kiểm tra đầy đủ trước khi lấy máu.
Kĩ thuật viên lấy máu phải thực hiện đúng quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện và quy định kĩ thuật bệnh viện.
Máu toàn phần mỗi lần lấy không được quá 250 ml đối với người cân nặng 45 kg. Khoảng cách giữa 2 lần cho máu, tối thiểu là 3 tháng.
Trường hợp gạn huyết tương thì một lần lấy không được quá 500 ml đối với người cân nặng 45 kg. Khoảng cách giữa 2 lần gạn huyết tương là một tháng.
Lưu trữ máu và các chế phẩm của máu thứ tự ngăn nắp theo trình tự nhóm máu và thời gian sử dụng, có sổ quản lí theo dõi việc xuất, nhập.
Buồng truyền máu phải kiểm tra chất lượng tất cả các túi máu được sử dụng ở lâm sàng, không phân biệt túi máu do bệnh viện lấy trực tiếp hoặc nhập từ một cơ sở khác.
Các cơ sở điều trị khi dự trù hoặc lĩnh máu đều phải có phiếu lĩnh ghi rõ: họ tên người bệnh, chẩn đoán nhóm máu ABO, số lượng và thành phần máu, ngày giờ xin máu, phiếu lĩnh được trưởng khoa kí và giám đốc bệnh viện duyệt.
Đối với người bệnh ở trong bệnh viện phải là y tá(điều dưỡng) của khoa điều trị người bệnh, chịu trách nhiệm lĩnh và bảo quản túi máu trong quá trình vận chuyển.
Đối với người bệnh của bệnh viện khác thì phải do xét nghiệm viên của khoa truyền máu bệnh viện đó đến lĩnh máu và chịu trách nhiệm bảo quản trong quá trình vận chuyển.
Người lĩnh máu phải có trách nhiệm đối chiếu kiểm tra kĩ túi máu về số lượng, chất lượng, nhóm máu, nhãn máu đúng với phiếu lĩnh máu mới kí nhận. Khi đã lĩnh máu ra khỏi phòng lưu giữ máu không được trả lại.
Phương tiện dụng cụ phát máu: lam kính, ống nghiệm, kính hiển vi, máy li tâm phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn quy định.
Trước khi định lại nhóm máu viên chức phát máu phải quan sát túi máu về màu sắc huyết tương, nếu có hiện tượng tan máu, hiện tượng nhiễm khuẩn thì phải chọn túi máu khác.
Phải tiến hành xác định lại nhóm máu ABO của túi máu bằng 2 phương pháp: huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu. Thực hiện đồng thời ở hai địa điểm khác nhau và trả lời độc lập về kết quả.
Đối với người nước ngoài, những người sẩy thai nhiều lần, hay ch*t lưu có nghi ngờ không cùng nhóm máu mẹ con thì bắt buộc phải xác định yếu tố Rh.
Trong hoàn cảnh chưa thể tiến hành làm phản ứng chéo thì phải làm thử nghiệm nhanh theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới.
Truyền cùng nhóm máu, trong các trường hợp đặc biệt phải truyền máu khác nhóm phải được hội chẩn và giám đốc bệnh viện phê duyệt. Khối lượng máu truyền không quá 500ml.
Bác sĩ điều trị trước khi truyền máu kiểm tra lại các nội dung ghi trên nhãn túi máu phải hoàn toàn phù hợp hồ sơ bệnh án của người bệnh.
Bác sĩ điều trị phải xác định lại nhóm máu ABO của máu người bệnh và máu ở túi máu bảng huyết thanh mẫu tại giường người bệnh.
Nếu người bệnh có biểu hiện bất thường trong khi truyền máu phải ngừng truyền máu, kết hợp với bác sĩ huyết học truyền máu xử lí kịp thời.
Khi gặp tai biến truyền máu phải xử lí như trên và giữ nguyên hiện trạng túi, dây truyền đồng thời mời ngay trưởng buồng phát máu đến để cùng kiểm tra, ghi biên bản và báo cáo giám đốc để giải quyết.
Tất cả diễn biến trong và sau khi truyền phải được ghi đầy đủ, cứ 15 phút một lần vào phiếu theo dõi truyền máu.
Nguồn: Internet.Chủ đề liên quan:
bên dòng sông mẹ cà phê làm khởi phát cơn đau nửa đầu cách cách tăng cân nhanh cơn đau cơn đau nửa đầu đau nửa đầu dòng sông giúp nhau đi qua lỗi lầm khởi phát làm sao lỗi lầm nơi đầu sóng nửa đầu quy chế tăng cân tăng cân nhanh tổ quốc tổ quốc nơi đầu sóng truyền truyền máuTin liên quan