Quy chế bệnh viện hôm nay

Quy chế công tác khoa chống nhiễm khuẩn

Hướng dẫn các thành viên các khoa, phòng thực hiện các biên pháp phòng chống nhiễm khuẩn, sử dụng Thu*c và dung dịch khử khuẩn mới.

Quy định chung   

Khoa chống nhiễm khuẩn có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Khoa có nhiệm vụ:

Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế cho toàn bệnh viện.

Giám sát việc xử lí chất thải cho toàn bệnh viện.

Bảo đảm vệ sinh bệnh viện sạch đẹp.

Giám sát mọi thành viên trong bệnh viện thực hiện kĩ thuật vô khuẩn, vệ sinh khoa phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Huấn luyện, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới về công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Khoa được trang bị đủ phương tiện, dụng cụ, hoá chất để thực hiện nhiệm vụ.

Quy định cụ thể

Tổ chức nơi làm việc

Khu vực tiệt khuẩn được thiết kế theo một chiều:

Nơi tiếp nhận dụng cụ bẩn.

Nơi chuẩn bị:

Cọ rửa tẩy uế.

Chuẩn bị bông, gạc, đồ vải.

Đóng gói.

Nơi cất giữ dụng cụ sạch chưa tiệt khuẩn.

Buồng tiệt khuẩn, khử khuẩn.

Nơi cất giữ dụng cụ vô khuẩn.

Nơi cấp phát dụng cụ đã được khử khuẩn, tiệt khuẩn.

Khu vực giặt là:

Nơi tiếp nhận đồ vải bẩn.

Nơi giặt, sân phơi.

Nơi gấp, đóng gói, khâu vá...

Kho.

Nơi giao đồ vải sạch.

Khu vực thu gom chất thải:

Nơi để chất thải toàn bệnh viện có mái che, có lưới chắn ruồi và súc vật.

Kho cất giữ dụng cụ vệ sinh và dụng cụ thu gom, xử lí chất thải.

Nơi làm việc của khoa:

Có đủ phương tiện phục vụ cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

Có phương tiện để thực hiện công tác thống kê số liệu, nghiên cứu và huấn luyện về chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Nhiệm vụ

Trưởng khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện có trách nhiệm:

Kiểm soát công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Kiểm tra, đôn đốc công tác vệ sinh sạch đẹp bệnh viện, khoa, phòng, nhà bếp, nơi dịch vụ căng tin.

Kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong bệnh viện thực hiện đúng quy định kĩ thuật bệnh viện về vô khuẩn, có các phòng liên quan tham gia, khi kiểm tra phát hiện các cá nhân không thực hiện đúng quy định kĩ thuật bệnh viện về vô khuẩn có quyền đề nghị với giám đốc bệnh viện xử lí.

Định kì hoặc đột xuất yêu cầu khoa vi sinh nuôi cấy vi khuẩn không khí buồng phẫu thuật, thủ thuật, buồng đẻ, buồng hậu phẫu, buồng trẻ sơ sinh, buồng chăm sóc đặc biệt, buồng xét nghiệm, buồng pha chế Thu*c, nơi chế biến thức ăn; bàn tay của phẫu thuật viên, viên chức nấu ăn; dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ chia thức ăn.

Huấn luyện, chỉ đạo chuyên khoa và nghiên cứu khoa học:

Hướng dẫn các thành viên các khoa, phòng thực hiện các biên pháp phòng chống nhiễm khuẩn, sử dụng Thu*c và dung dịch khử khuẩn mới.

Hướng dẫn học viên và viên chức y tế tuyến dưới về công tác chống nhiễm khuẩn.

Chỉ đạo tuyến dưới về công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Làm nghiên cứu khoa học về công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Các thành trong khoa chống nhiễm khuẩn có trách  nhiệm:

Nhận của các khoa dụng cụ đã sử dụng và trả các khoa các dụng cụ đã được tiệt khuẩn.

Thực hiện khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ và đổ vải đúng quy định kĩ thuật bệnh viện.

Bảo đảm vệ sinh ngoại cảnh bệnh viên luôn luôn sạch, đẹp.

Thực hiện thu gom và xử lí chất thải đúng quy chế xử lí chất thải và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/quy-che-cong-tac-khoa-chong-nhiem-khuan/)

Tin cùng nội dung

  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá, thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình cầm nắm, lưu trữ, bảo quản, chế biến.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu là viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên và có thể gặp ở từng đoạn hoặc toàn bộ đường tiết niệu.
  • Ở phụ nữ, nhiễm khuẩn niệu rất phổ biến. Vi khuẩn có thể từ trực tràng, ở *m đ*o, gây viêm nhiễm ngược dòng lên niệu đạo, bàng quang, bể thận.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY