Quy chế bệnh viện hôm nay

Quy chế công tác khoa y học hạt nhân

Thực hiện nghiệm pháp chẩn đoán bằng phóng xạ phải thăm khám, kiểm tra để có chỉ định đúng: về kĩ thuật, liều lượng, dược chất phóng xạ và loại trừ trường hợp chống chỉ định.

Quy định chung

Khoa y học hạt nhân thực hiện các kĩ thuật chẩn đoán, điều trị bằng phóng xạ và các nguồn bức xạ khác.

Việc quản lí các thiết bị y tế phải chặt chẽ theo đúng quy chế quản lí và sử dụng vật tư thiết bị y tế, và sử dụng đạt hiệu quả cao.

Cơ sở hạ tầng của khoa phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các thành viên y tế, người bệnh và môi trường theo đúng pháp lệnh an toàn kiểm soát bức xạ.

Quy định cụ thể

Trưởng khoa y học hạt nhân có trách nhiệm bố trí:

Nơi tiếp đón người bệnh.

Nơi người bệnh ngồi chờ.

Buồng khám bệnh.

Buồng đặt thiết bị chẩn đoán in vivo.

Buồng đặt thiết bị để phát tia điều trị.

Buồng đặt thiết bị ghi đo phóng xạ khác.

Buồng hoá dược phóng xạ có chụp hút khí thải (Hotte).

Buồng tiêm, uống dược chất phóng xạ.

Buồng vật lí và điện tử hạt nhân.

Dược chất phóng xa có tủ chì, hòn chì bảo vệ.

Buồng điều trị nội trú với yêu cầu đặc biệt, buồng điều trị người bệnh chỉ bố trí một giường.

Nước rửa các dụng cụ nhiễm phóng xạ phải được dẫn vào hệ thống hai bể ngầm để chất phóng xạ có thời gian tự phân huỷ.

Bác sĩ y học hạt nhân có trách nhiệm:

Khám chẩn đoán in vivo và chỉ định điều trị người bệnh bằng phóng xạ.

Thực hiện nghiệm pháp chẩn đoán bằng phóng xạ phải thăm khám, kiểm tra để có chỉ định đúng: về kĩ thuật, liều lượng, dược chất phóng xạ và loại trừ trường hợp chống chỉ định.

Phải thăm khám người bệnh tỉ mỉ, làm các xét nghiệm cần thiết và ghi vào hồ sơ bệnh án hàng ngày. Ghi lí do chỉ định nghiệm pháp, liều lượng điều trị bằng phóng xạ cụ thể từng vị trí trên cơ thể người bệnh và mời trưởng khoa trực tiếp thăm khám kiểm tra lại toàn bộ để quyết định và phân công kíp điều trị.

Phải giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh về nghiệm pháp chẩn đoán và điều trị bằng phóng xạ để người bệnh hiểu và kí giấy cam đoan, trong khi điều trị phải chuẩn bị đầy đủ Thu*c và phương tiện cấp cứu để xử lí kịp thời các diễn biến bất thường của người bệnh.

Phải trực tiếp tiêm, truyền dược chất phóng xạ vào cơ thể người bệnh.

Theo dõi người bệnh sau chẩn đoán và điều trị bằng phóng xạ. Việc đánh giá các nghiệm pháp chẩn đoán và kết quả điều trị phải trung thực chính xác.

Sơ kết, tổng kết từng vấn đề chẩn đoán hoặc điều trị bằng phóng xạ theo thời gian để phục vụ nghiên cứu khoa học và giảng dạy.

Kiểm tra đôn đốc kĩ thuật viên, y tá (điều dưỡng) y học hạt nhân thực hiện nghiêm chỉnh quy chế bệnh viện, thao thác kĩ thuật an toàn bức xạ.

Kĩ thuật viên và y tá (điều dưỡng) y trách nhiệm:

Đăng kí người bệnh đến khám theo lịch của bệnh viện và của khoa, hướng dẫn người bệnh biết và thực hiện những điều phải làm trước, trong và sau quá trình chẩn đoán hay điều trị bằng phóng xạ.

Phải chuẩn bị người bệnh theo đúng y lệnh của bác sĩ y học hạt nhân. Thực hiện đúng các quy định như: lấy bệnh phẩm, xử lí bệnh phẩm, xét nghiệm với dược chất phóng xạ, hút liều và cho uống dược chất phóng xạ, ghi đo phóng xạ, ghi số liệu, tính toán kết quả.

Phải chuẩn bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ, dược chất phóng xạ, Thu*c cần thiết và kiểm tra lại trước khi tiến hành nghiệm pháp.

Phải chăm sóc, theo dõi người bệnh đến chẩn đoán và điều trị, nếu người bệnh có diễn biến bất thường phải báo cáo ngay bác sĩ chuyên khoa để xử lí kịp thời.

Quản lí và vận hành thiết bị y tế theo quy định kĩ thuật bệnh viện.

Bảo quản một số hình ảnh, tiêu bản mẫu điển hình phục vụ cho nghiên cứu khoa học và giảng dạy.

Chịu trách nhiệm lĩnh, quản lí Thu*c dược chất phóng xạ, y dụng cụ, trả kết quả xét nghiệm.

Kĩ sư vật tí y học hạt nhân có trách nhiệm:

 Nắm vững nguyên lí và vận hành thành thạo các thiết bị hạt nhân chuyên dùng trong y học.

Trực tiếp tiến hành các phép đo đếm phóng xạ và ghi hình phóng xạ trên cơ thể người bệnh (in vivo) và các mẫu bệnh phẩm có phóng xạ (in vivo).

Đo hoạt tính phóng xạ các liều Thu*c phóng xạ dùng chẩn đoán hay điều trị.

Đo định kì và đột xuất theo yêu cầu liều chiếu, mức ô nhiễm phóng xạ buồng thiết bị bức xạ, môi trường xung quanh, kiểm soát chất thải phóng xạ bảo đảm mức bức xạ không vượt quá giới hạn quy định.

Thực hiện chế độ bảo dưỡng thiết bị, sửa chữa thiết bị chuyên dùng và thông thường theo quy chế quản lí và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.

Dược sĩ y học hạt nhân có trách nhiệm:

Phải căn cứ vào kế hoạch của khoa, lập dự trù Thu*c, dược chất phóng xạ đúng các thủ tục quy định.

Quản lí các khu cấp phát trong khoa, trực tiếp giữ và cấp phát dược chất phóng xạ Thu*c độc bảng A-B và Thu*c gây nghiện.

Phải nắm vững tình hình dược chất phóng xạ có trong khoa và thông báo kịp thời cho trưởng khoa, ghi chép sổ sách thẻ kho đầy đủ theo quy định.

Chiết dung dịch phóng xạ từ các Generator, đánh dấu và pha chế theo yêu cầu bác sĩ chuyên khoa.

Kiểm tra định kì và đột xuất Thu*c, dược chất phóng xạ đặc biệt với những loại dễ hỏng trong quá trình vận chuyển và những Thu*c bị quá hạn.

Phòng gian bảo mật, phòng cháy nổ, lụt bão ở kho phóng xạ..

Quản lí và sử dụng thiết bị y tế:

Các thành viên của khoa phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế quản lí và sử dụng vật tư thiết bị y tế.

Yêu cầu đặc thù của việc quản lí và sử dụng thiết bị phóng xạ.

Bác sĩ trưởng khoa y học hạt nhân có trách nhiệm:

Tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống sự cố bức xạ, nếu quá khả năng phải báo cáo ngay giám đốc bệnh viên, cơ quan quản lí Nhà nước về an toàn kiểm soát bức xạ để biết và có kế hoạch giúp đỡ.

 Kĩ thuật viên vận hành thiết bị có trách nhiệm:

Không được dùng quá công suất quy định.

Khi có sự cố phải ngắt điện vào máy, phải báo cáo trưởng khoa, kĩ sư vật lí đến kiểm tra, lập biên bản quy trách nhiệm, có kế hoạch sửa chữa kịp thời và ghi chép toàn bộ sự vực vào hồ sơ lí lịch thiết bị không ai được tự ý sửa chữa.

Khi lắp đặt sửa thay thế phụ tùng thiết bị y tế người vận hành máy phải có mặt để theo dõi và giám sát.

Không được bỏ vị trí làm việc khi thiết bị đang hoạt động.

Bảo đảm an toàn bức xạ:

Trưởng khoa y học hạt nhân có trách nhiệm:

Thực hiện pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.

Tổ chức học tập các biện pháp phòng hộ cho mọi thành viên trong khoa.

Khi làm việc, người vận hành thiết bị mang phương tiện phòng hộ theo quy định.

Tổ chức khám sức khoẻ định kì cho mọi thành viên trong khoa theo luật bảo vệ sức khoẻ đối với ngành nghề độc hại.

Thực hiện đúng các quy định hiện hành về thời gian làm việc và bồi dưỡng nghỉ ngơi.

Tất cả các thành viên của khoa phải tự giác thực hiện quy định về an toàn kiểm soát bức xạ, khi vận hành thiết bị mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân và thiết bị kiểm tra phát hiện liều nhiễm tia xạ.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/quy-che-cong-tac-khoa-y-hoc-hat-nhan/)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến xác sau khi ch*t cho y học được không? Có làm thủ tục gì nhiều không và làm thủ tục ở đâu? Có thể liên hệ đến những đâu để được hiến xác? (Can - minh…@gmail.com)
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY