Điều đó đồng nghĩa với việc các cơ sở y tế ở Nam Sudan sẽ chỉ cho tối đa 4 bệnh nhân Covid-19 sử dụng máy thở cùng lúc nếu họ không may nhiễm virus SARS-CoV-2. Vừa vặn, quốc gia này đang ghi nhận 4 ca mắc Covid-19 tính đến hôm 19-4 (giờ GMT).
Tuy nhiên, Nam Sudan không phải là quốc gia có số máy thở ít nhất bởi Cộng hòa Trung Phi chỉ có vỏn vẹn 3 máy thở trên toàn quốc. Một số nước khác có ít máy thở dùng trong y tế như Burkina Faso (11 máy), Sierra Leone (13 máy). Trong khi đó, Venezuela chỉ có 84 giường chăm sóc đặc biệt cho dân số 32 triệu người và 90% bệnh viện phải đối mặt với tình trạng thiếu Thu*c men cũng như các nguồn cung cấp thiết bị y tế quan trọng.
Hôm 18-4, đài CNN dẫn lời Phó Chủ tịch IRC Elinor Raikes nói: "Chúng tôi đã chứng kiến dịch bệnh (Covid-19) nhanh chóng áp đảo hệ thống y tế ở các quốc gia có hệ thống y tế tương đối tiên tiến. Vì vậy, nó có thể nhanh chóng hạ gục các quốc gia có hệ thống y tế yếu hơn".
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 5 người nhiễm virus SARS-CoV-2 thì có 1 người cần chăm sóc tại bệnh viện. Những nước bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nặng nhất đang cố gắng mua thiết bị thông khí, hỗ trợ hoặc thay thế đường thở của bệnh nhân mắc bệnh nặng.
Tại Mỹ, Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins cho biết nước này có thể cần thêm 500.000 máy thở do Covid-19. Nhu cầu máy thở tăng vọt tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt của Mỹ khi phải tiếp nhận một số lượng lớn bệnh nhân Covid-19.
Tương tự Mỹ, Anh cũng đang tìm kiếm 18.000 máy thở. Ý, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất ở châu Âu, đã cung cấp hơn 2.700 máy thở cho các khu vực bị ảnh hưởng, trong khi Pháp đặt mục tiêu sản xuất thêm 10.000 máy thở và thiết lập 10.000 giường chăm sóc đặc biệt.
Bác sĩ Alison Pittard (Anh) cho biết khoảng 15-20% bệnh nhân Covid-19 nhập viện cần sử dụng máy thở. Đối với bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt, 70% trong số họ cần thiết bị hỗ trợ như vậy.
Châu Phi, nơi được theo dõi chặt chẽ vì khả năng bị Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng, không chỉ có nguy cơ hứng chịu hàng ngàn ca Tu vong mà còn bị tàn phá về mặt kinh tế và xã hội. Theo WHO, 41 quốc gia châu Phi có gần 2.000 máy thở, trong khi số giường chăm sóc đặc biệt tại 43 quốc gia ít hơn 5.000 giường. Tỉ lệ này là 5 giường/1 triệu người so với 4.000 giường/1 triệu người ở châu Âu.
Chủ đề liên quan:
Cộng hòa Trung Phi Covid 19 COVID_19 Dịch viêm phổi Corona 2019 nCoV hệ thống y tế máy thở Phạm Nghĩa quốc gia tổ chức y tế thế giới