Tin tức hôm nay

Tin tức

Cụ bà bỏ quên ống thông niệu quản 9 năm trong người

Cụ bà 86 tuổi “ngại” đi tái khám, lâu dần quên mất trong cơ thể mình vẫn còn 1 ống thông niệu quản (sonde JJ) và cuộc hẹn rút ống sonde với bác sĩ.

Ngày 4/3, bsck2 phạm thanh phong, phó giám đốc chuyên môn bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ (bvđktưct) cho biết, các bs của bv vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to bằng quả trứng trên bệnh nhân bỏ quên ống thông niệu quản (sonde jj) 9 năm trong người.

Hình ảnh ống sonde JJ và sỏi bàng quang trong người bệnh nhân.

Theo đó, cụ bà H.T.H. (SN 1935, ngụ Đồng Tháp) được BV tuyến trước chuyển đến BVĐKTƯCT với chẩn đoán: nhiễm trùng niệu; sỏi bàng quang; còn ống sonde JJ đã bị đứt.

Bệnh nhân được tán sỏi niệu quản trái qua nội soi cách đây 9 năm tại một BV ở TP Hồ Chí Minh. Sau tán sỏi có đặt ống sonde JJ, BS dặn trở lại bệnh viện tái khám để rút ống sonde JJ.

Các BS lấy ống sonde JJ và sỏi bàng quang ra khỏi người bệnh nhân.

Tuy nhiên, bệnh nhân “ngại” đi tái khám, lâu dần quên mất trong cơ thể mình vẫn còn 1 ống sonde jj và cuộc hẹn rút ống sonde jj với bs. từ đó, bệnh nhân thường xuyên đau hạ vị, tiểu gắt nhiều năm, tiền sử đái tháo đường týp 2 sáu năm.

Kết quả chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu phát hiện còn ống sonde jj niệu quản trái bị đứt ở vị trí bàng quang tạo thành sỏi bàng quang kích thước rất lớn (52x34mm); phần đầu trên ống thông có sỏi nhỏ bám.

Các BS phẫu thuật cho bệnh nhân.

Ê kíp bsck2 nguyễn phước lộc; bs hoàng duy tân; bs lý thị băng thanh thực hiện phẫu thuật lấy thành công sỏi bàng quang kích thước 5x4x5cm có đầu ống sonde jj nằm bên trong; rút thành công ống sonde jj. hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, vết mổ khô, sinh tồn ổn định.

Sức khỏe bệnh nhân hiện đã ổn định.

Theo BSCK2 Nguyễn Phước Lộc, ngày nay, ống sonde JJ được sử dụng ngày càng rộng rãi, đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của nội soi tiết niệu, sonde JJ được đặt để dẫn lưu niệu quản trong nhiều trường hợp sau mổ sỏi đường tiết niệu, tán sỏi thận qua da, sau tán sỏi niệu quản qua nội soi...

Tuy nhiên, thời gian rút sonde do BS chỉ định và thời gian đặt sonde JJ lưu trong niệu quản tùy theo loại, thường chỉ lưu được tối đa là 3, 6 tháng hoặc 1 năm.

“Người bệnh khi được điều trị ở bệnh viện cần chú ý tuân thủ lời dặn của BS và tái khám đúng hẹn, không chủ quan với sức khỏe của bản thân nhằm tránh các biến chứng đường tiết niệu do để ống thông quá lâu”, BS Lộc khuyến cáo.

Văn Đức

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Ngai-tai-kham-cu-ba-bo-quen-ong-thong-nieu-quan-9-nam-trong-nguoi-632748/)

Tin cùng nội dung

  • Sỏi bàng quang là một khối bao gồm các chất hóa học khác nhau được hình thành từ thận, niệu quản hay tạo ra ngay ở bàng quang.
  • Sỏi bàng quang là một bệnh lý của sỏi đường tiết niệu, ngoài những đặc điểm chung của sỏi ở hệ tiết niệu còn có những đặc điểm riêng.
  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Hai vợ chồng em muốn khám tổng quát, tiêm ngừa để chuẩn bị có em bé. Em ở Cần Thơ thì khám ở đâu là tốt nhất và cần khám những gì, xin bác sĩ hướng dẫn. Cảm ơn bác sĩ! (Tuấn – Cần Thơ)
  • Tôi thỉnh thoảng nhói đau vùng bụng bên phải thẳng từ lỗ rốn sang, thậm chí nhiều lúc nhói đau kéo dài đến 5s. Việc tiểu tiện cũng bất thường: đi tiểu nhiều, nhất là ban đêm, mà lại còn bị tiểu dắt nữa. Tôi xem trên Khám bệnh Online thì thấy có trường hợp tương tự như tôi, BS của Mangyte khuyên đi khám xem có phải sỏi bàng quang hay không. Xin hỏi tôi cần phải làm những xét nghiệm gì, chi phí ra sao? Xin cảm ơn! (Tấn Đạt - nguyentan…@gmail.com)
  • Bố mẹ tôi dự định đi du lịch miền Tây 1 chuyến, lưu trú ở Cần Thơ. Tôi hơi e ngại vì bố tôi bị cao huyết áp, dù ông có uống Thu*c đều đặn nhưng tôi vẫn lo lắng. Nếu trong chuyến đi mà sức khỏe ông có vấn đề gì thì phải làm sao? Liệu có dịch vụ khám bệnh ở khách sạn không ạ? Tôi cảm ơn mangyte.vn rất nhiều! (Đại Phong – Bình Dương)
  • Tôi có bé trai mới sinh được 1 tuần bị chân khoèo hai chân. Tôi ở Cần Thơ vậy nên đưa bé đến bệnh viện nào để điều trị tốt nhất cho bé? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Song - Cần Thơ)
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY