Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cúm mùa tại Hà Nội có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, số ca cúm mùa tại Thủ đô có xu hướng gia tăng trong 4 tháng trở lại đây. Trong tháng 6 đã ghi nhận 887 trường hợp mắc, tăng 60% so với số mắc ghi nhận trong tháng 5.

Thông tin từ bác sĩ phạm thị kiều loan, khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm, trung tâm kiểm soát bệnh tật hà nội: cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.

Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hắt hơi.

Bệnh nhân mắc cúm điều trị tại bệnh viện. Ảnh: TTXVN.

Có 4 chủng virus cúm mùa gồm a, b, c và d. trong đó virus cúm a và b là 2 chủng virus chính ở người có thể gây ra các đợt dịch cúm mùa, cũng như các trường hợp tản phát và đợt bùng phát ngoài mùa cúm.

Thời gian ủ bệnh dao động từ 1 đến 4 ngày (trung bình là 2 ngày). bệnh cúm mùa đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng như sốt, ho, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, đau họng và chảy nước mũi.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào mắc cúm đều có đầy đủ các triệu chứng của bệnh, ước tính có khoảng 75% các ca nhiễm cúm không có triệu chứng điển hình. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh thường hồi phục sau một tuần mà không cần chăm sóc y tế.

Tuy nhiên, bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến T* vong, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh như: Người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính (như bệnh mạn tính ở tim, phổi, thận, gan hoặc máu), phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi và người có tình trạng ức chế miễn dịch (như HIV/AIDS, đang điều trị hóa chất hoặc Corticosteroid).

Theo tổ chức y tế thế giới, ước tính hàng năm có khoảng 5 - 10% người lớn và 20 - 30% trẻ em mắc bệnh cúm a hoặc b trên toàn cầu. trong các đợt dịch cúm mùa, ước tính có khoảng 3 đến 5 triệu ca bệnh nặng và 290.000 - 650.000 ca t* vong liên quan đến hô hấp.

Tại việt nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm a/h3n2, a/h1n1 và cúm b, bệnh có thể xảy ra quanh năm. năm 2019 cả nước ghi nhận 408.907 trường hợp mắc cúm trong đó có 10 trường hợp t* vong do bệnh cúm mùa.

Tại Hà Nội, thống kê từ đầu năm đến 17/7/2022 đã ghi nhận 2.605 trường hợp mắc cúm, chưa ghi nhận trường hợp T* vong. Số ca mắc có xu hướng gia tăng trong 4 tháng trở lại đây, trong tháng 6 đã ghi nhận 887 trường hợp mắc, tăng 60% so với số mắc ghi nhận trong tháng 5.

Theo số liệu báo cáo của bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương, tổng số bệnh nhân mắc cúm trên địa bàn hà nội điều trị tại bệnh viện là 252 trường hợp, bệnh nhân ghi nhận chủ yếu ở nhóm đối tượng trẻ dưới 5 tuổi chiếm 44,1%, tiếp đó là nhóm tuổi 18-49 tuổi chiếm 39,7%.

Hầu hết bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, điều trị ngoại trú; 71 trường hợp có chỉ định nhập viện (chủ yếu là trẻ em, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, hầu hết điều trị khỏi sau 3 - 4 ngày điều trị).

Để chủ động phòng bệnh cúm mùa, Bác sĩ Phạm Thị Kiều Loan khuyến cáo người dân cần hiện tốt các biện pháp sau: Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; Ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng; Tiêm vaccine cúm mùa, đây là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất; Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

Bên cạnh đó, người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc; Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật hà nội cũng dự báo, thời gian tới, bệnh cúm có thể tiếp tục có xu hướng gia tăng.

Để chủ động kiểm soát và phòng ngừa bệnh cúm mùa, trung tâm đã đề nghị các đơn vị trong ngành tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm mùa tại cộng đồng và tại các cơ sở khám, chữa bệnh, đặc biệt là tại các khu vực nguy cơ cao như: cơ sở nuôi dưỡng trẻ, trung tâm bảo trợ xã hội, khu thuê trọ, khu sinh sống của công nhân các khu công nghiệp… để kịp thời phát hiện và xử lý sớm, hạn chế thấp nhất số ca mắc bệnh và t* vong.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/cum-mua-tai-ha-noi-co-xu-huong-gia-tang-5691811.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY