Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Cuộc chiến thế giới chống tăng huyết áp

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chọn chủ đề đấu tranh chống bệnh cao huyết áp cho Ngày Sức khỏe thế giới (7/4) năm nay do tính chất đặc biệt nguy hiểm của nó.
Tổng giám đốc WHO, bàMargaret Chan cho biết, ước tính cứ 3người thì có 1 bị tăng huyết áp ở độ tuổi từ 25 trở lên trên toàn thế giới, tương đương gần 1 tỷngười.

Căn bệnh này góp phần tăng số người ch*t do đau tim và đột quỵ mỗi năm lên tói 9,4 triệu người, mặtkhác, nó cũng làm tăng các nguy cơ bệnh thận và mùa lòa.

Cao huyết áp thường không xuất hiện triệu chứng cụ thể trongnhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Bà Chan nhấn mạnh: "Mục tiêu của chúng tôi là vận động mọi ngườinhận thức về sự nguy hiểm của căn bệnh cao huyết áp và những phương pháp điều trị".

WHO cho rằng việc phát hiện bệnh là rất quan trọng đối với nhữngngười bị cao huyết áp bởi vì nhóm bệnh nhân này trong giai đoạn đầu đều không có biểu hiện gì đặcbiệt.
Một khi đã phát hiện được bệnh, các bệnh nhân cao huyết áp hoàntoàn có thể chủ động phòng ngừa khả năng bệnh diễn biến trầm trọng hơn bằng cách thay đổi, điềuchỉnh cách sinh hoạt hàng ngày, nhất là chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, kết hợp với các phương pháp điềutrị bằng Thu*c, và chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả tích cực trong việc kiểm soát chứng caohuyết áp.


Đấu tranh chống bệnh cao huyết áp cho Ngày Sức khỏe thế giới (7/4) năm nay
Báo cáo "Cao huyết áp là một vấn đề toàn cấu- kẻ Gi*t người thẩmlặng, cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu" do WHO công bố ngày 3/4 cho thấy Châu Phi là nơi có tỷ lệ caohuyết áp lớn nhất (46% trường hợp trên 25 tuổi), châu Mỹ là khu vực có tỷ lệ thấp nhất (35%). Điềunày là do sự chênh lệch giữa dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia có thu nhập cao so với cácnước có thu nhập vừa và thấp.

Báo cáo nêu rõ công tác phòng chống và kiểm soát tăng huyết ápđòi hỏi sự nỗ lực và vai trò của Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, các nhân viên y tế, lựclượng nghiên cứu khoa học, các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng, gia đình và cá nhân.

WHO cho hay trách nhiệm của tổ chức là hướng dẫn cho các nướcthành viên thiết lập các chính sách y tế, dinh dưỡng đa ngành thích hợp và thực hiện các giải pháphợp lý và hiệu quả để giảm tải gánh nặng y tế và tài chính liên quan đến căn bệnh tăng huyết áp,bằng cách cung cấp các công cụ để giảm tỷ lệ mắc bệnh, như Bảng xếp hạng dự đoán nguy cơ cao huyếtáp cấp quốc tế để quản lý rủi ro và hướng dẫn việc sử dụng thích hợp các loại Thu*c thích hợp và antoàn.

WHO kêu gọi mọi người, đặc biệt từ độ tuổi ngoài 40, phải luônbiết một cách chính xác huyết áp của mình, mọi người từ bỏ thói quen hút Thu*c lá, hạn chế ăn mặn,không uống rượu bia, ăn nhiều rau quả và các loại thực phẩm có chứa Kali, Magiê và Canxi, đồng thờicó chế độ ăn uống phù hợp để giảm cân nếu như bị thừa cân và thường xuyên tập thể dục, tránh nhữngcăng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.

Hơn 18% người Việt Nam bị tăng huyết áp

Tại Việt Nam, tần suất và tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn ngàycàng gia tăng. Trong những năm 1960, tỉ lệ tăng huyết áp là khoảng 1%, năm 1992 là 11,2%, năm 2001là 16,3% và năm 2005 là 18,3%.

Theo một điều tra năm 2008 của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ởngười lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỉ lệ tăng huyết áp đã tăng lênđến 25,1%, nghĩa là cứ 4 người lớn thì có 1 người bị tăng huyết áp.

Điều đáng quan ngại nhất là rất nhiều người không biết mình bịtăng huyết áp hoặc người đã biết bị tăng huyết áp nhưng vẫn không có một biện pháp điều trị nào, dođó tỷ lệ biến chứng do tăng huyết áp trong cả nước ta là rất cao, bao gồm suy tim, nhồi máu cơ tim,tai biến mạch não, suy thận…

Bệnh cao huyết áp ở Việt Nam đang tăng nhanh
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp trong cộngđồng như: tuổi cao, hút Thu*c lá, uống nhiều rượu/bia, khẩu phần ăn không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiềuchất béo), ít hoạt động thể lực, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống, rối loạn lipid máu, đái tháođường, tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp… Phần lớn những yếu tố nguy cơ này có thể kiểmsoát được khi người dân có hiểu biết đúng và biết được cách phòng tránh.

Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam (năm 2008-2009), đa sốngười dân (77%) hiểu sai về bệnh tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ của bệnh. Đây cũng là mộttrong các nguyên nhân để tỷ lệ bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng ở nước ta.

Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ có rấtnhiều biến chứng nặng nề, thậm chí có thể gây Tu vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sứckhỏe, sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Năm 2012, trước tình hình gia tăng nhanh chóng và những biếnchứng nặng nề của bệnh tăng huyết áp, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chương trìnhphòng chống tăng huyết áp trở thành Chương trình mục tiêu Quốc gia.

Theo WHO, tăng huyết áp là khi số huyết áp tối đa (hay còngọi là tâm thu) lớn hơn hoặc 140mm thủy ngân và/hoặc, huyết áp tối thiểu (hay còn gọi là huyết áptâm trương) lớn hơn hoặc bằng 90mm thủy ngân.

Khi bị tăng huyết áp, người bệnh có thể thấy có một số biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,có cảm giác như "ruồi bay" trước mặt, đôi khi mất thăng bằng, loạng choạng, váng đầu, nặng có thểTu vong.Tuy nhiên, cũng có trường hợp huyết áp cao nhưng không có triệu chứng.

Điều trị tăng huyết áp thường phải dùng Thu*c lâu dài, thậm chí cả đời. Những nhóm Thu*c thôngthường nhất để điều trị tăng huyết áp gồm:

- Thu*c lợi tiểu

- Thu*c ức chế men chuyển dạng Angiotensin

- Thu*c ức chế thụ thể AT1 của AngiotensinII

- Thu*c chẹn kênh canxi.

- Thu*c chẹn Beta giao cảm.

- Thu*c chẹn cả thụ thể Beta giao cảm và Alpha giao cảm.

- Thu*c liệt hạch

- Thu*c hạ áp tác động vào thần kinh trung ương


AloBacsi.vn
Theo Kiến Thức

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cuoc-chien-the-gioi-chong-tang-huyet-ap-n64407.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY