Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Cuộc đời là chuỗi những sự lựa chọn của CHÍNH MÌNH: Không phải THIÊN Ý, mà là NHÂN Ý

Chọn một lý tưởng sống, một đức tin, một tôn giáo... là do mình tin và chọn theo, không ai áp buộc được cả... Cuộc đời là chuỗi những sự lựa chọn. Chọn MẤT cái này để ĐƯỢC cái khác, chọn ĐƯỢC cái này và chấp nhận MẤT cái nọ. Và kết quả của mỗi sự lựa chọn là khác nhau, nhưng đều là do mình lựa chọn cả.

Sáng nay đánh răng trước hay ăn sáng trước? Đánh trước thì ăn sáng ngon hơn, nhưng ăn xong lại hôi miệng. Còn ăn trước thì không ngon nhưng sau đó thì lại được sạch thơm. Nếu ăn xong mà lại đánh răng nữa thì tốn kem, tốn nước, tốn công, men răng cũng có sự hao mòn nhất định...

Ăn ở nhà hay ra quán? Ăn nhà thì tốn công nhưng sạch sẽ an toàn, ăn quán thì trả tiền đứng dậy đi có người dọn dẹp nhưng nạp thêm 1 ít hoá chất vào người.

Tiếp tục cuộc sống cũ hay vác ba lô lên đường phiêu bạt như gã chăn cừu santiago? ở lại thì chấp nhận sự quen thuộc, nhàm chán nhưng an toàn. ra đi thì chấp nhận sự bất ổn, bất an nhưng kỳ thú. chọn cái nào cũng được, chẳng nên trách móc vì bản thân mình đã lựa chọn rồi.

Tiếp tục sự tự do của người độc thân hay sự ràng buộc của người có gia đình? đã chọn thì không trách mình và trách người. cuộc sống nào cũng có cái hay riêng, và có những cái mệt mỏi riêng. trong tình cảm, trong những khoảnh khắc 2 người sống bên nhau, không ai lừa ai cả. là do mình chọn thôi, đã chọn thì chịu chứ không trách người, trách mình. còn trách là còn rất hèn, vì mình không biết chính là do mình quyết định chứ có ai bắt buộc.

Cuộc đời là chuỗi những sự lựa chọn của CHÍNH MÌNH: Không phải THIÊN Ý, mà là NHÂN Ý - Ảnh 1.

Chấp nhận làm tiếp việc cũ hay thay đổi việc mới? chọn làm lĩnh vực đã có kinh nghiệm này hay làm lĩnh vực khác mới mẻ? làm cái cũ thì dễ dàng, nhưng không học được nhiều nữa. làm cái mới thì khó, nhưng trải nghiệm nhiều. làm cái cũ thì khoẻ, khả năng mất tiền thấp, nhưng chán. làm cái mới thì thử thách, nguy cơ mất mát cao, nhưng thú. bạn sẵn sàng mất tiền mất thời gian để lấy cảm giác thích thú hay chấp nhận cảm giác chán nản boring để không mất tiền mất thời gian?

Chấp nhận mất khoản tiền này để mua cái mình muốn? Đã mua thì không xét lại. Không tiếc nếu mua hớ. Vì mình đã mua rồi. Còn không mua thì cũng chẳng tiếc vì giá tăng sau đó. Vì mình có mua đâu. Theo chủ nghĩa xét lại thì tự làm khổ mình.

Chấp nhận mất khoảng thời gian nào đó để trải nghiệm cái mình ưa? Đã chọn thì dấn thân, không nhìn ngó cơ hội khác để nhấp nha nhấp nhổm, mọi thứ không đạt kết quả. Chỉ có 1 thời gian thôi, chọn làm A thì không làm B và ngược lại. Chọn trường này mà tiếc trường khác thì học không tốt được. Luôn miệng nhìn sang cỏ đồi khác và nghĩ nó xanh hơn. Gặp một chút trở ngại liền nói "giá như lúc đó tôi...". Đời sẽ lập tức trở thành bi kịch.

Chấp nhận mất mối quan hệ đó để không phải nhức đầu cãi nhau giận hờn lẫn nhau hay tiếp tục giữ quan hệ này? cái nào cũng là do mình quyết. mình theo lời cha mẹ ông bà thì là do mình chọn mình nghe theo, chứ đâu có pháp luật nào bắt buộc, họ cũng đâu có giết mình nếu mình không nghe theo đâu. mình nghe theo là do mình chọn nghe theo. mình sợ hay không sợ mất mối quan hệ đó, thì mình sẽ quyết định là nghe theo hay không nghe theo. đơn giản vậy thôi.

Chọn một lý tưởng sống, một đức tin, một tôn giáo... là do mình tin và chọn theo, không ai áp buộc được cả. Nhiều tôn giáo trên thế giới, ngày xưa cứ cha truyền con nối, tức sinh ra mặc định cha mẹ theo tôn giáo nào thì con theo tôn giáo ấy, ngày nay đã có sự tiến bộ. Những đứa trẻ sẽ được phép vô thần, đến 18 tuổi, chúng nó thấy tin thì theo, không tin thì thôi. Hoặc nó tin cái khác cũng được.

Từng có khoảng thời gian sống vui vẻ với ai đó thì mình trân trọng những khoảnh khắc quá khứ ấy, vì chính mình cũng đã từng thấy thú vị và thích thú cơ mà. và người ta cũng đã tốn thời gian (trong cuộc đời ngắn ngủi của người ta) để quan hệ với mình, mắc mớ gì ghét họ. thành cũng do 2 phía, mà đổ vỡ thì cũng tại cả hai, nhưng chủ yếu là do mình. thái độ của người ta sao đó với mình, là do thái độ của mình trước.

Chọn 1 nghề bước vào đời, thấy mình làm tốt và có kết quả tốt (tức mình có năng lực làm cái đó), và cái nghề đó giúp mình làm ra tiền để có thể sống được, thì dấn thân vô làm. thay vì nhìn ngó người khác và thấy người ta ăn khoai mình cũng vác mai đi đào.

Bạn có thể chọn mất máu để hiến máu. Bạn có thể chọn cơ thể không nguyên vẹn khi ch*t để hiến tạng. Bạn có thể chọn hoả táng khi ch*t vì biết đất đai là dành cho người sống. Nếu cảm giác thương người nghèo khó, cảm giác tiếc tiền, thì sẽ sẵn sàng mất tiền cho từ thiện.

Cuộc đời là chuỗi những sự lựa chọn của CHÍNH MÌNH: Không phải THIÊN Ý, mà là NHÂN Ý - Ảnh 2.

Cuộc đời là chuỗi những sự lựa chọn. chọn mất cái này để được cái khác, chọn được cái này và chấp nhận mất cái nọ. và kết quả của mỗi sự lựa chọn là khác nhau, nhưng đều là do mình lựa chọn cả.

Bạn có thể chọn 1 cuộc đời vĩ đại hay một cuộc đời bé nhỏ. bạn có thể chọn đứng vào hàng ngũ của tầng lớp tinh hoa hay tầng lớp bình dân. tinh hoa thì nghĩ cho người khác, làm cho người khác, hiểu sâu và thực hành được 2 chữ cho đi. bình dân thì làm mọi thứ cho mình, triết lý sống của họ là lấy vào. trở thành tinh hoa (rất ít) hay bình dân (rất đông) là do mình chọn. bằng cấp học hành kiến thức hay chức tước địa vị hay của cải tiền bạc, không giúp mình trở thành người tinh hoa hay bình dân. nó càng không giúp mình có được sự kính trọng từ xã hội, tạo giá trị cho xã hội.

Tất cả cuộc đời mình là do chính mình lựa chọn. không phải thiên ý, mà là nhân ý.

Vì sao Tào Tháo nổi tiếng trọng dụng người tài, nhưng khi lâm bệnh nặng vẫn ra lệnh giết thần y Hoa Đà? Hé lộ con người thật của ông tổ Đông y

TNBS

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/cuoc-doi-la-chuoi-nhung-su-lua-chon-cua-chinh-minh-khong-phai-thien-y-ma-la-nhan-y-2020103000332274.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY