Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cứu sống bệnh nhân bị đứt rời khí quản, thực quản

Bệnh nhân Trần Ngọc Ng. (ngụ tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ) bị đứt rời khí quản và thực quản, tiên lượng Tu vong cao, vừa được các bác sĩ của 4 khoa: Hồi sức Cấp cứu, Ngoại Lồng ngực, Tai Mũi Họng và Gây mê hồi sức thuộc Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ cứu sống. Ngày 28/4, bệnh nhân tỉnh, thực hiện tốt y lệnh của bác sĩ.

Bệnh nhân nhập viện ngày 25/4 trong tình trạng có vết thương sâu nơi hạ họng, khí quản và thực quản đứt rời, kèm nhiều vết đứt mạch máu tay, chân. Qua kiểm tra sơ bộ ban đầu, bác sĩ nhận định bệnh nhân bị sốc mất máu, huyết áp tụt sâu (80/60mmHg), mạch tăng nhanh 146 lần/phút, da niêm nhợt, lơ mơ.

Ngay lập tức, quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt, các bác sĩ liên chuyên khoa của Bệnh viện tiến hành hội chẩn khẩn. Bệnh nhân được chỉ định hồi sức tích cực, truyền 2 đơn vị hồng cầu lắng và thực hiện phẫu thuật nối khí quản, thực quản.

Các bác sĩ tiến hành mở khí quản, tái lập đường thở, cắt lọc, thám sát thấy vết thương đứt toàn bộ cơ dưới móng, đứt rời thành trước, thành bên hạ họng, lộ thành sau họng xoang lê 2 bên, lộ sụn giáp dây thanh, đứt sụn thanh thiệt. Ê kíp khâu tái tạo từng lớp, khâu nối cơ cổ, cấu trúc thanh quản, các mạch máu lớn, tái tạo phần mềm thanh quản, mở khí quản và đặt ống thông dạ dày.

Hiện bệnh nhân được chuyển về tiếp tục theo dõi tại Khoa Tai Mũi Họng và điều trị tích cực chống nhiễm trùng sau mổ.

Ánh Tuyết (TTXVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/suc-khoe/cuu-song-benh-nhan-bi-dut-roi-khi-quan-thuc-quan-20200428114503031.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Bệnh diễn ra trong một thời gian dài làm cho niêm mạc thực quản biến đổi, dễ chuyển thành ung thư thực quản.
  • Các nhà khoa học Anh tìm ra cách thức mới trong việc chẩn đoán ung thư thực quản bằng cách kiểm tra viên nang Cytosponge làm từ bọt biển.
  • Tôi đi nội soi dạ dày được bác sĩ phát hiện polyp. Kết luận như sau: viêm hang vị, polyp nhỏ thực quản: niêm mạc thực quản sát tâm vị có polyp nhỏ dạng dẹt D khoảng 3mm. Bác sĩ nói không phải điều trị gì. Tôi đề nghị nên có giải pháp tiếp theo đề phòng ung thư, nếu cần mổ tôi rất sẵn sàng. Nhưng bác sĩ vẫn bảo không phải điều trị, ba tháng sau nội soi lại. Kính nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Lê Văn Hải (Hà Nội)
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY