Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cứu sống thai phụ vỡ tử cung tại vị trí sẹo mổ bóc u xơ tử cung

Các bác sỹ của Trung tâm Sản Nhi – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa phẫu thuật cấp cứu thành công một trường hợp thai phụ bị vỡ tử cung, suy thai cấp do vỡ vết sẹo sau mổ bóc u xơ tử cung.
Các bác sỹ thực hiện phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân

Vào sáng ngày 31/12/2019, Trung tâm Sản Nhi tiếp nhận bệnh nhân P.T.H.N. (40 tuổi, trú tại Tam Nông – Phú Thọ), đang mang thai 38 tuần 5 ngày trong tình trạng đau bụng dữ dội. Qua thăm khám nhanh, các bác sỹ chẩn đoán là một trường hợp suy thai cấp do tại thời điểm tiếp nhận bệnh nhân, nhịp tim thai đo được chỉ là 77 lần/phút (trong khi chỉ số này ở mức bình thường có thể dao động từ 110-160 lần/phút).

Thông tin từ phía người nhà bệnh nhân cho biết, đây là lần sinh thứ 3 của sản phụ N. Trước đó, chị N. đã thực hiện phẫu thuật nội soi bóc u xơ tử cung.

Sau thời gian hội chẩn nhanh chóng, bệnh nhân ngay lập tức được các bác sỹ chuyển vào phòng mổ để tiến hành mổ cấp cứu. Khi kíp mổ mở ổ bụng, các bác sỹ phát hiện thấy tử cung đã bị vỡ ở vị trí vết sẹo cũ sau mổ bóc u xơ tử cung nên nhanh chóng đón em bé ra ngoài, lấy hết máu đông, máu cục và khẩn trương khâu cầm máu bảo tồn tử cung, hồi sức tích cực cho bệnh nhân.

Ca phẫu thuật kéo dài khoảng 1 giờ thành công tốt đẹp. Bé gái nặng 3.2kg chào đời khỏe mạnh. Hiện tại, sức khỏe của sản phụ đã ổn định và đang được theo dõi, chăm sóc tại Trung tâm Sản Nhi.

BSCKII. Nguyễn Tiến Công – Trưởng khoa Sản thường, Phó Giám đốc Trung tâm Sản Nhi khuyến cáo, các thai phụ có tiền sử sinh mổ hoặc phẫu thuật bóc u xơ tử cung cần tuân thủ đúng các quy định khám thai. Đặc biệt, khi xuất hiện các biểu hiện bất thường như sốt, đau bụng nhiều, ra máu, ra dịch *m đ*o, cử động thai nhi ít đi,… thai phụ nên đến ngay các trung tâm y tế để được thăm khám và có biện pháp xử trí kịp thời, tránh trường hợp phát hiện muộn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của sản phụ và cả thai nhi.

Infonet

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vn/cuu-song-thai-phu-vo-tu-cung-tai-vi-tri-seo-mo-boc-u-xo-tu-cung-post327662.info)

Tin cùng nội dung

  • Tôi năm nay 30 tuổi, lập gia đình đã ba năm, không dùng biện pháp ngừa thai nào nhưng vẫn chưa có con.
  • Rối loạn đường tiểu (RLĐT): tiểu nhiều lần, tiểu đêm và tiểu không tự chủ là những chứng bệnh thai phụ thường mắc phải trong quá trình mang thai.
  • Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị đau dạ dày.
  • Thưa quý báo, Em năm nay 18 tuổi. Mẹ em muốn đưa em đi tầm soát ung thư cổ tử cung, nhưng em không biết có ảnh hưởng gì đến màng trinh không? Phòng khám Yersin có những gói khám nào và giá bao nhiêu tiền ạ? Mong quý báo tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn. (Trần Kim Ngân - Quận 8, TPHCM)
  • Chào Mangyte, Vợ chồng em cưới nhau 2 năm rồi chưa có con. Đi khám hiếm muộn thì BS bảo phải thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Xin hướng dẫn giúp em, kỹ thuật đó là gì, em phải chuẩn bị thế nào, chi phí bao nhiêu? Em chân thành cảm ơn! (Mỹ Duyên - Long An)
  • Em 24 tuổi, đã quan hệ T*nh d*c nhiều lần. Xin hỏi Mangyte, quan hệ nhiều lần như vậy thì tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không? Trước khi tiêm có xét nghiệm gì không? Em nên tiêm Thu*c đó ở đâu, bao nhiêu tiền một mũi Thu*c? Mong Mangyte tư vấn giúp em với ạ! (Trúc Mai - Đồng Nai)
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY