Kinh tế xã hội hôm nay

Đà Nẵng kêu gọi không tích trữ thực phẩm, đảm bảo cung cấp đủ cho người dân

Ngày 7.3, Sở Công thương Đà Nẵng cho biết đã vận động các siêu thị cam kết cung ứng tăng hàng, không thiếu hàng và kêu gọi người dân không tích trữ thực phẩm, chỉ mua đủ dùng.

Ông Nguyễn Hà Bắc, Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng, cho biết, sáng ngày 7.3, sau khi công bố ca nhiễm Covid-19 thứ 17 của Việt Nam, một bộ phận thành phố Đà Nẵng lo lắng ào ạt đến các siêu thị, trung tâm thương mại để mua sắm tích trữ hàng hóa, tập trung vào các nhóm hàng thực phẩm khô như mì tôm, đồ hộp...

Hàng hóa không thiếu, dân vẫn ra tạp hóa mua mì tôm “phòng hờ” Covid-19

“Đừng gây tâm lý hoang mang thêm nữa”

Ghi nhận của PV Thanh Niên tại Đà Nẵng cho thấy, có tình trạng hoang mang, chen lấn mua gạo tại các đại lý bán gạo dọc đường Ông Ích Khiêm (đoạn giáp Lê Duẩn), các đại lý gạo trong và bên ngoài các chợ truyền thống.

Chị Lê Thị Vy Hà (ngụ tại Q.Thanh Khê, Đà Nẵng) cho biết, dù nhà chị chưa hết gạo nhưng thấy mọi người mua nhiều quá nên cũng tiện đường ghé mua. “Nhưng mình chỉ mua thêm một bao chục ký phòng hờ thôi chứ không gom, không trữ quá nhiều”, chị Hà phân trần.

Theo phản ánh của nhiều người Đà Nẵng, hầu khắp các các siêu thị trên địa bàn thành phố đều “nêm” chặt người mua, người chờ đợi xếp hàng thanh toán vì “ai cũng mua nhiều”, “ai cũng tranh thủ gom để dành”… “Đa phần mọi người mua mì tôm, gạo và đồ hộp. Nhiều người mua đến cả chục thùng mì tôm. Có trữ thêm thì cũng chẳng thêm được bao nhiêu ngày. Đừng gây tâm lý hoang mang thêm nữa”, tài khoản Huỳnh Văn Tấn (P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, Đà Nẵng) chia sẻ trên trang cá nhân.

Ông Vương Đình Huệ: “Lo lắng là đúng, nhưng không cần phải tích trữ gì lúc này”

Đà Nẵng kêu gọi không tích trữ thực phẩm, đảm bảo cung cấp đủ cho người dân - ảnh 1

Hình ảnh người dân Đà Nẵng chen nhau "gom" lương thực dự trữ được chia sẻ trên trang mạng xã hội

H.L.T

Hàng cung ứng tăng đến 40%

Trước tình hình người dân chen nhau đi tích trữ thực phẩm, Sở Công Thương Đà Nẵng liên tục thông báo và đề nghị người dân bình tĩnh, không nên hoang mang…

“Hiện nay, hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị như MM Mega Market, Co.op Mart, Big C, Lotte… và các chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng luôn luôn có nguồn dự trữ hàng hóa và đảm bảo cung cấp đủ lượng hàng hóa tiêu dùng, lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân”, ông Nguyễn Hà Bắc thông tin.

Đà Nẵng kêu gọi không tích trữ thực phẩm, đảm bảo cung cấp đủ cho người dân - ảnh 2

Nhiều cửa hàng gạo tại Đà Nẵng kêu gọi người dân "Chỉ mua gạo đủ dùng", "Không nên mua gạo tích trữ, Việt Nam dư thừa gạo"

An Dy

Sở Công thương Đà Nẵng cũng cho biết, các siêu thị tại Đà Nẵng đã cam kết và sẵn sàng cung ứng tăng 20-40% các chủng loại thực phẩm từ hệ thống chuỗi siêu thị của mình và hệ thống các nhà cung cấp toàn quốc. Các siêu thị, chợ cũng tư vấn người dân không nên tập trung mua quá nhiều vào một chủng loại hàng hóa, tạo nên sụt sụt giảm tức thời, ảnh hưởng tới những người mua sắm bình thường khác.

Một cửa hàng gạo trên đường Ông Ích Khiêm (Đà Nẵng) cũng ra sức kêu gọi người dân chỉ mua gạo đủ dùng "Không nên mua gạo tích trữ", "Việt Nam dư thừa gạo"...

Đà Nẵng kêu gọi không tích trữ thực phẩm, đảm bảo cung cấp đủ cho người dân - ảnh 3

Chủ tiệm gạo tại Đà Nẵng vừa bán gạo vừa thuyết phục người dân chỉ mua gạo đủ dùng

An Dy

Đánh giá tình hình kinh doanh tại các chợ tại Đà Nẵng, Sở Công Thương Đà Nẵng thông tin lượng hàng hóa trái cây, rau củ quả, thịt gia súc gia cầm nhập về các chợ dồi dào, giá cả bình ổn. Số lượng rau củ lagim về khoảng 188 tấn/ngày, trái cây khoảng 367 tấn/ngày.

Hiện tại, một số siêu thị, trung tâm thương mại đã kịp thời ứng dụng các giải pháp bán hàng online giao hàng tận nhà phù hợp với tình hình hiện nay và đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.

Do vậy, Sở Công Thương Đà Nẵng khuyến cáo người dân không cần thiết mua tích trữ lương thực thực phẩm và các nhu yếu phẩm, chỉ nên mua với số lượng đủ dùng để đảm bảo sinh hoạt thiết yếu cho gia đình bình thường, nhằm tránh tạo ra sự đột biến trong mua sắm, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch của cả cộng đồng, không nên tạo tâm lý hoang mang không đáng có.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/da-nang-keu-goi-khong-tich-tru-thuc-pham-dam-bao-cung-cap-du-cho-nguoi-dan-1192449.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.