Bữa đó, đang câu chuyện về các con, chợt vợ nhắc lại: Hồi con trai ốm nặng phải nằm bệnh viện, con gái không được vào thăm, gọi điện nức nở: “Bố mẹ nói thật cho con đi...”. Tôi ừ hữ rồi cho qua. Ít phút sau, chương trình truyền hình phát tin kỷ niệm 10 năm chống dịch SARS. Nhớ lại ngày đó, sao tôi quên?!
Bữa đó, đang câu chuyện về các con, chợt vợ nhắc lại: Hồi con trai ốm nặng phải nằm bệnh viện, con gái không được vào thăm, gọi điện nức nở: “Bố mẹ nói thật cho con đi...”. Tôi ừ hữ rồi cho qua. Ít phút sau, chương trình truyền hình phát tin kỷ niệm 10 năm chống dịch SARS. Nhớ lại ngày đó, sao tôi quên?!
Không, không bao giờ tôi quên những ngày đó, những ngày mà tôi coi như một ác mộng, vì sự thật tôi là người ít nhiều chịu điêu đứng. Sao tôi quên?!
Con sốt cao, Thu*c hạ sốt hầu như không có tác dụng, nằm Bệnh viện E Trung ương nơi mẹ cháu công tác. Tràn dịch cả màng phổi, màng bụng, màng tim. Tôi chọc hút màng phổi cho con, rút chừng nửa lít dịch. Có dịch tôi lại càng khẳng định chẩn đoán sốt xuất huyết của mình là đúng. Chẩn đoán đó đã thuyết phục được phần nào, tuy nhiên vẫn có chẩn đoán nhiễm trùng huyết của một bác sĩ cố vấn của bệnh viện và phần đông nghĩ đến SARS. Thật khổ, người thân đến thăm cũng e dè. Người mang khẩu trang đứng gần, người che miệng đứng xa xa. Con tôi thì chẳng ho một tiếng. Buổi sáng con hạ nhiệt. Buổi chiều tôi đi giảng bài vì con đã đỡ và không muốn phiền nhiễu nữa. Giảng bài xong, quay lại, mới đến cửa ngoài được thông báo: đã chuyển Bệnh viện Bạch Mai. ch*t đứng giây lát, không cần hỏi tại sao, tôi quay xe đuổi theo như một người điên. Tôi gặp vợ đang vạ vật trước cửa Khoa Điều trị tích cực ở tầng 5: Con đang nằm buồng cách ly, đang hội chẩn. Chuyển về sau tiêm mũi kháng sinh, con lại sốt cao và khó thở, con kêu: “Mẹ ơi, con bị phản ứng Thu*c rồi”. Vợ chồng tôi được mời vào. BS. Tuyết - Khoa Điều trị tích cực, BS. Đức - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW nói: Không nghĩ đến SARS nhưng trong tình hình dịch như thế này vẫn phải chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW. Đôi giày để ngoài cửa đã bị kẻ trộm lấy mất, cáng không có. Tôi đành đi chân không, nước mắt lưng tròng cõng con trên lưng sang đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW gặp bác sĩ Vân và hai bác sĩ người Mỹ đến giúp. Hai bác sĩ Mỹ đưa cho vợ chồng tôi bộ quần áo bảo hộ của bệnh viện. Tôi từ chối: tôi đã chăm con 5 ngày, lây bệnh có ch*t cũng cam lòng. Tôi đề nghị không chuyển con tôi vào phòng cách ly. Lúc này còn 4 bệnh nhân SARS. Bác sĩ Vân gọi điện cho giám đốc và giám đốc chấp nhận. Tôi thuê phòng riêng. Điều dưỡng phục vụ đêm đó tôi đã quen từ hồi sinh viên học qua bộ môn lây. Chị luôn mồm nói: “Không phải SARS đâu”. Chị còn đưa cho tôi một chiếc chiếu để nằm trên sàn, có lẽ chị là người thương tôi nhất! Sáng hôm sau, nhiệt độ của con là 37độ 2. Hội chẩn bệnh viện thống nhất loại trừ bệnh SARS. Mấy bác sĩ Mỹ đến đề nghị thăm con tôi một lần nữa. Vẫn còn bức xúc, tôi không đồng ý, lại còn nặng lời với họ. Bây giờ nghĩ lại cũng thấy ân hận. 10 giờ tôi xin đưa con tôi về. Và đầu buổi chiều, nhiệt độ về bình thường. Ác mộng kết thúc.
SARS đến, hoành hành dữ dội giết ch*t cả BS. Urbani - người tìm ra nó. Nhưng mười năm qua, thêm các bệnh lần lượt xuất hiện với những cái tên H5N1, H1N1 và bây giờ là H7N9, chúng cũng Gi*t người bằng suy hô hấp cấp (SARS) và suy đa phủ tạng. Phải nói rằng chúng ta chống SARS tuyệt vời nhưng cũng có đôi chút lúng túng... Đến đận dịch cúm gà thì vững vàng hơn. Cúm H1N1 ta dự kiến hàng triệu người mắc bệnh nhưng rồi cũng không nặng nề. Bây giờ thì H7N9 mới chỉ có ở nước láng giềng ta đã tập huấn, có phác đồ điều trị. Tất cả đã
sẵn sàng, tuy nhiên, mỗi người dân hãy luôn nêu cao ý thức vệ sinh phòng bệnh, phát hiện và điều trị kịp thời khi có dấu hiệu cúm, góp phần cùng ngành y tế đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này.
BS.
Thành An