Kinh tế xã hội hôm nay

Đã xác định “thủ phạm” làm cua Cà Mau Ch?t hàng loạt

(MangYTe)- Thời gian qua, cua nuôi của người dân Cà Mau Ch?t bất thường trên diện rộng. Người dân Cà Mau đang rất lo lắng vì trước nay chưa xảy ra tình trạng này.

Bước đầu, ngành chức năng địa phương đánh giá, nguyên nhân làm cua nuôi thiệt hại là do nhiều yếu tố gây ra, trong đó có ký sinh trùng giáp xác chân tơ Sacculina sp.

Tình trạng cua nuôi của người dân cà mau Ch?t xảy ra trước tết nguyên đán. sau đó, tình hình thiệt hại ngày càng trầm trọng hơn. gia đình ông bùi lũy (ở xã tân ân tây, huyện ngọc hiển) hiện đã bị thiệt hại với mức độ khoảng 70% cho biết, 8ha đất của gia đình trước đây mỗi con nước thu nhập khoảng 10 triệu đồng từ con cua. tuy nhiên, con nước vừa qua, thu về chưa đến 1 triệu đồng. đặc biệt, tình hình cua Ch?t ngày càng trầm trọng hơn.

“Ban đầu phát hiện vài con cua bò lên mé Ch?t nghĩ cũng bình thường. Tuy nhiên, sau đó cua chui vào lợp ăn rồi Ch?t luôn trong đó. Một số con bắt lên trong vòng 1 tiếng thì nó lật ngang, rụng ngoe, rụng càng Ch?t. Số còn khỏe trói lại, đến sáng hôm sau bán cũng lăn ra Ch?t. Trước giờ người dân ở đây chưa thấy hiện tượng cua Ch?t như vậy”, ông Bùi Lũy chia sẻ.

Gia đình ông Bùi Lũy rất lo lắng vì cua bị thiệt hại bất thường

Qua khảo sát, kiểm tra của ngành nông nghiệp Cà Mau, tình hình cua nuôi bị Ch?t không chỉ xảy ra trên địa bàn huyện Ngọc Hiển mà còn được ghi nhận rải rác tại huyện Năm Căn, Đầm Dơi và Phú Tân. Cua Ch?t có biểu hiện chung là vỏ mềm, thịt ốp và có ký sinh trùng bám. Một số cua sau khi bắt lên để vài giờ thì Ch?t còn có biểu hiện yếm có màu đen hoặc hồng, khi tách mai cua, gạch màu trắng sữa bất bình thường.

Kết quả xét nghiệm mẫu mẫu nước, bùn được lấy từ những hộ bị thiệt hại của Phân Viện nghiên cứu thuỷ sản Nam Sông Hậu xác định: các yếu tố chất lượng môi trường nước phù hợp cho cua phát triển. Tuy nhiên, trong mẫu bùn xuất hiện mật độ vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho cua nuôi. Còn với tất cả các mẫu cua được phân tích, đều phát hiện ký sinh trùng giáp xác chân tơ Sacculina sp trên mang, gan, mô, buồng trứng. Ký sinh trùng này có khả năng làm thay đổi nội tiết, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của vật chủ. Cua, ghẹ bị nhiều trùng giáp xác chân tơ ký sinh sẽ có biểu hiện run chân.

Ông nguyễn thành huy, chi cục trưởng chi cục thú y cà mau cho biết, bước đầu đánh giá nguyên nhân cua Ch?t là do tác động từ nhiều yếu tố. trong đó, có yếu tố môi trường nuôi không thuận lợi, do tán rừng lớn, thiếu ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt nước làm hạn chế sinh vật trong nước phát triển tạo thức ăn cho cua. ngoài ra, ký sinh trùng giáp xác chân tơ sacculina sp cũng là một tác nhân làm cua Ch?t.

cua cà mau từ lâu đã nổi tiếng cả nước

Đối với ký sinh trùng giáp xác chân tơ sacculina sp hiện chưa có Thu*c đặc trị hữu hiệu. ngành nông nghiệp cà mau khuyến cáo nhân dân nuôi cua ở địa phương khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng bệnh. trong đó, đặc biệt chú ý cải tạo vuông nuôi triệt để, đúng quy trình kỹ thuật; thả giống với mật độ vừa phải (từ 0,5 – 1 con/m2); trước khi vào mùa vụ thả giống, đặc biệt những vuông nuôi đã, đang có cua Ch?t, nhà nông cần phơi đầm, sử dụng vôi để cải tạo, diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng, giáp xác nhỏ trong ao nuôi.

Tỉnh cà mau có diện tích đất nuôi cua biển thả nuôi xen ghép với tôm và các đối tượng thủy sản khác đạt khoảng 250.000 ha, sản lượng hàng năm khoảng 20.000 tấn/năm. ước giá trị con cua mang lại hàng năm đạt hơn 4.000 tỷ đồng. trước sự lo lắng của người dân về tình hình cua thiệt hại, thời gian tới, các đơn vị chức năng tỉnh cà mau sẽ tiếp tục phối hợp với các viện, trường đại học khẩn trương làm rõ nguyên nhân gây bệnh để có cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp phòng ngừa và xử lý một cách hữu hiệu.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/da-xac-dinh-thu-pham-lam-cua-ca-mau-chet-hang-loat-414096.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY