Bài thuốc dân gian hôm nay

Đại dịch Covid-19, đại nạn và triển vọng tích cực

Các quốc gia đóng cửa biên giới, các nền kinh tế cô lập, các chuỗi cung ứng đứt gãy. Nền kinh tế mở bậc nhất Việt Nam cũng không ngoại trừ.

Kịch bản xấu nhất trong vòng 30 năm

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đang có trong tay một bản kế hoạch kinh tế mà ông hoàn toàn không mong muốn. Đó là các kịch bản tăng trưởng chỉ còn 1,69 - 2,12% cho năm 2020, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu 6,8% được Quốc hội đề ra.

Kịch bản này - được đưa ra trong bối cảnh tại kỳ họp quốc hội vừa qua, chính phủ không xin điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng gdp - cho thấy nền kinh tế trong năm covid-19 này ở trạng thái đáng lo như thế nào.

“Trong khi nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới dự báo có mức tăng trưởng âm mà chúng ta có mức tăng trưởng dương là nỗ lực rất lớn”, ông nói.

Nhưng mức tăng trưởng quanh 2% là thấp nhất trong vòng hơn 30 năm qua, đe dọa đến những thành tựu kinh tế, xã hội mà đất nước đã thực hiện được.

Những chỉ số ghi nhận sau 8 tháng covid-19 cho thấy rõ, cả chính phủ, doanh nghiệp và người dân đều chịu tác động của suy giảm kinh tế rất sâu rộng.

Đại dịch, đại nạn và triển vọng tích cực
Đại dịch Covid-19 đã tác động đến loài người theo cách nó đang diễn ra. Ảnh: VietNamNet

Hồi tháng 6, cả nước ghi nhận 31 triệu người mất việc, giãn việc, giãn thu nhập - một tỷ lệ rất lớn so với tổng số 55 triệu việc làm. Rất may là sau hơn 2 tháng, áp lực xã hội không quá căng thẳng và chỉ thể hiện ra ở chỗ, phố xá trở nên vắng vẻ, hàng quán hoạt động thưa thớt... Có lẽ, người dân lại quay về nông thôn, trụ giảm xóc cứ mỗi khi có khủng hoảng.

Có số liệu đo được thực tế này: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 8 tháng giảm 4,5% so với cùng kỳ (tăng 9,5%) nếu loại trừ yếu tố giá. Ở nền kinh tế, nơi 75% dân số là trẻ dưới 35 tuổi như Việt Nam với sức tiêu dùng luôn tăng 10% trung bình mỗi năm, thì sự suy giảm này quả đáng lo ngại.

Còn nhiều số liệu khác trong 8 tháng như chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,2%, là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua; thu NSNN giảm 12,4% so với cùng kỳ; tăng trưởng tiêu dùng điện chỉ 2%, thấp hơn rất nhiều so với trung bình 8-9% hàng năm; tăng trưởng tín dụng hơn 4%, bằng một nửa cùng kỳ…

Doanh nghiệp ch*t kỷ lục

Đặc biệt, cả nước có tổng cộng 103.424 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, chờ giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, cao hơn nhiều so với 88.651 doanh nghiệp thành lập mới.

Những số liệu trong 8 tháng nêu trên của tổng cục thống kê cho thấy, đa số các chỉ số vẫn tăng trưởng dương nhưng ở mức thấp kỷ lục, thể hiện nền kinh tế đang đình trệ. giám đốc quốc gia của adb tại việt nam, ông andrew jeffries nhận định: “tiêu dùng nội địa giảm sút và nhu cầu toàn cầu suy yếu do covid-19 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế việt nam nhiều hơn dự kiến”. adb dự báo, nền kinh tế việt nam tăng trưởng 1,8% trong năm 2020.

Theo báo cáo khảo sát tác động của sự bùng phát dịch covid-19 do ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (ban iv) thuộc hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính thực hiện gửi thủ tướng, 20% doanh nghiệp cho biết đã phải dừng hoạt động, 76% doanh nghiệp không cân đối được thu chi và 2% doanh nghiệp đã giải thể, chỉ có 2% doanh nghiệp tạm thời chưa bị ảnh hưởng do đại dịch.

Trong số 76% doanh nghiệp không cân đối được thu chi, có 54% cho biết có dòng tiền vào chỉ đáp ứng dưới 50% chi phí. Chỉ có 7% cho biết dòng tiền vào đáp ứng trên 75% chi phí. Vì vậy, cân đối dòng tiền và chi phí là bài toán lớn nhất của doanh nghiệp.

Đại dịch, đại nạn và triển vọng tích cực
Việt Nam có triển vọng được hưởng lợi từ các xu hướng thương mại, đầu tư và sản xuất toàn cầu hiện nay. Ảnh: Lê Anh Dũng

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/dai-dich-covid-19-dai-nan-va-trien-vong-tich-cuc-674330.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY