Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đại diện WHO nhận định về dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam

(MangYTe) Trước tình hình dịch sốt xuất huyết còn diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, tiến sỹ Masaya Kato đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này.


Nhân viên y tế quận Đống Đa phun Thu*c tại các lớp học của Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

- Ông có thể cho biết về tình hình dịch sốt xuất huyết trên thế giới hiện nay?

Loading

Tiến sỹ Masaya Kato: Thống kê cho thấy số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh trong những thập niên gần đây trên toàn thế giới. Ước tính, trong 50 năm qua, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết đã tăng 30 lần. Hơn 3,9 tỷ người và hơn 100 quốc gia phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. Điều đó cho thấy kiểm soát dịch sốt xuất hiện nay là thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Sự gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết do nhiều nhân tố như tốc độ đô thị hóa quá nhanh, toàn cầu hóa; biến đổi khí hậu làm thay đổi lượng mưa và nhiệt độ; sự phát triển của thương mại, du lịch; thay đổi khả năng miễn dịch cộng đồng giữa các cộng đồng, khu vực khác nhau trước sự tăng số ca mắc sốt xuất huyết trên toàn cầu...

Hơn nữa, nhiều quốc gia chưa có sự đầu tư phù hợp cho công tác kiểm soát dịch bệnh này và các phương pháp ngăn chặn dịch chưa được thi hành đầy đủ.

- Ông đánh giá thế nào về tình hình dịch sốt xuất huyết ở Việt Nam năm nay?

Tiến sỹ Masaya Kato: Sốt xuất huyết là bệnh lưu hành tại Việt Nam, tức là bệnh này vẫn xảy ra hằng năm tại đây. Hằng năm, một số lượng không nhỏ người Việt Nam bị nhiễm sốt xuất huyết, đặc biệt ở miền Nam và duyên hải miền Trung. Tuy nhiên năm nay, số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt ở Hà Nội.

Thông thường số ca mắc bệnh này bắt đầu tăng vào tháng 6-7 ở Hà Nội nhưng năm nay đến sớm hơn mọi năm.

Qua thời gian hợp tác giữa Tổ chức Y tế Thế giới và ngành y tế Việt Nam, chúng tôi thấy Bộ Y tế Việt Nam rất có kinh nghiệm trong công tác chống dịch. Chỉ đạo của Bộ phù hợp với những tiêu chí quốc tế. Đội ngũ nhân viên y tế đã có những nỗ lực phòng chống dịch trong cộng đồng và tại hệ thống bệnh viện nhằm kiểm soát véctơ từ công tác giám sát cho đến điều trị.

Tuy nhiên, ngành y tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như thiếu hụt các nguồn lực, hạn chế tài chính và sự phức tạp của thời tiết. Do đó, một số nơi, kết quả chưa được như mong muốn.

- Một số quốc gia như Singapore được ghi nhận có thể kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh lây truyền do muỗi nhanh chóng. Việt Nam có thể học hỏi gì từ kinh nghiệm của nước bạn, thưa ông?

Tiến sỹ Masaya Kato: Việt Nam có năng lực phòng chống dịch sốt xuất huyết tốt nhưng cũng nên học hỏi thêm những kinh nghiệm hay từ các quốc gia khác. Tôi có đề xuất 3 điều sau dựa trên kinh nghiệm từ nhiều quốc gia và khu vực.

Đầu tiên, dự phòng để kiểm soát dịch quan trọng hơn là đáp ứng dịch khi nó đã xảy ra. Ví dụ: Hoạt động kiểm soát tốt véctơ, giảm sự sinh sản của muỗi… nên được thực hiện cả năm chứ không chỉ làm vào mùa dịch.

Để tăng cường khả năng dự phòng này, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến khích kế hoạch chiến lược quốc gia về phòng chống sốt xuất huyết của Việt Nam; tạo quỹ đảm bảo tài chính cho công tác phòng chống dịch cũng rất cần thiết.

Thứ hai, việc phối hợp liên ngành để phòng chống dịch tại các quốc gia cũng rất quan trọng. Ví dụ: Ở Singapore, Bộ Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm về việc kiểm soát muỗi Aedes, quan tâm đến virus Dengue, Zika. Ở Việt Nam, ngành xây dựng và ngành giáo dục cần phối hợp cùng ngành y tế để ngăn chặn sự sản sinh của muỗi ở công trường, trường học nhằm tăng cường khả năng kiểm soát dịch.

Thứ ba, cộng đồng nên cùng vào cuộc tích cực hơn trong công tác phòng chống dịch tại Việt Nam. Dựa trên những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác, sự tham gia của cộng đồng và các ban, ngành là chìa khóa để phòng chống dịch vững bền. Cụ thể như: kiểm soát véc tơ có thể hiệu quả hơn nhờ cộng đồng phát hiện và loại trừ các khu vực muỗi đẻ trứng quanh khu vực họ sinh sống; đồng thời, truyền thông tăng cường nhận thức về nguy cơ giúp người dân giữ vệ sinh nơi ở, tránh muỗi và kịp thời tự xử lý khi bị mắc bệnh.

Như vậy, sự lãnh đạo của chính quyền địa phương và sự hợp tác của cộng đồng tốt là điều thiết yếu để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Chỉ khi người dân hiểu biết về cách tự bảo vệ sức khỏe và hành động cần thiết, dịch bệnh sốt xuất huyết mới có thể ngăn chặn được thành công.

- Tổ chức Y tế thế giới sẽ hỗ trợ Việt Nam như thế nào trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, thưa ông?

Tiến sỹ Masaya Kato: Tổ chức Y tế Thế giới đang giúp Bộ Y tế đánh giá nguy cơ dịch bệnh và cùng thảo luận, đưa ra những giải pháp, khuyến cáo từ kinh nghiệm của các quốc gia khác. Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới cùng cập nhật, chia sẻ thông tin giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Hơn nữa, Tổ chức Y tế Thế giới sẽ hỗ trợ xây dựng kỹ năng truyền thông nguy cơ và hướng dẫn lâm sàng cho Việt Nam để có phương hướng tiếp cận, giám sát tốt hơn; thảo luận với Bộ Y tế để hỗ trợ đáp ứng tình hình dịch hiện nay và phát triển kế hoạch chiến lược quốc gia về phòng chống dịch sốt xuất huyết cũng như hướng dẫn, tập huấn phương pháp phun Thu*c tồn dư theo cách mới để kiểm soát dịch.

- Trân trọng cảm ơn ông./.

Theo Thu Phương (TTXVN/Vietnam )

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế nông thôn (https://kinhtenongthon.vn/dai-dien-who-nhan-dinh-ve-dich-sot-xuat-huyet-tai-viet-nam-post11311.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY