Tâm linh hôm nay

Đại lễ kỷ niệm ngày Phật thành Đạo tại chùa Khô

Sáng ngày 08/01/2020 (nhằm 14/12/Kỷ Hợi), tại chùa Khô (xã Tiên Phong, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội) đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo và Tất niêm năm Kỷ Hợi (2020).

>> Tin tức Phật giáo mới nhất 

Quang lâm tham dự và chứng minh buổi lễ có: Đại Đức Thích Thiện Ngọc, trụ trì chùa Đại Hạnh, Trưởng ban Từ thiện xã hội tỉnh KAMPOCHANANG - Campuchia; Ni Sư Thích Đồng Hoà – Ủy viên Thường trực Ban Văn hoá TƯ GHPGVN, Ủy viên Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Ba Vì, Trụ trì Chùa Khô, Trưởng ban tổ chức đại lễ; Sư Thầy Thích Đàm Lộc – Ủy viên Kiểm soát kiêm trưởng Ban Từ thiện GHPGVN huyện Ba Vì; Sư Thầy Thích Đàm Sâm – Ủy viên, Thủ quỹ GHPGVN huyện Ba Vì cùng Chư Ni tại Bản tự và đông đảo Phật tử đồng về tham dự.

Về phía đại diện chính quyền có: Ông Phùng Mai Long – Phó Chủ tịch UB MTTQVN huyện Ba Vì; Ông Trần Văn Tiến – Bí Thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Tiên Phong, huyện Ba Vì; Ông Đỗ Đình Trưởng- Phó Bí Thư Đảng ủy- Chủ tịch UBND xã Tiên Phong, huyện Ba Vì; Ông Đỗ Quốc Sử – Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch UB MTTQVN xã Tiên Phong, huyện Ba Vì; Bà Kiều Thị Nga – Phó Bí Thư Đảng ủy xã Tiên Phong, huyện Ba Vì; Ông Kiều Văn Thái- Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Phong, huyện Ba Vì. Cùng tất cả các vị lãnh đạo đại diện các Ban ngành xã Tiên Phong, huyện Ba Vì, Hà Nội. Ngoài ra còn có các võ sư, các huấn luyện viên đã phụ trách dạy cho các cháu Võ sinh tại Võ đường Chùa Khô, các Võ sinh của chùa Khô.

Trước khi diễn ra buổi lễ, Ni sư Thích Đồng Hòa đã chia sẻ Pháp thoại về “Ý nghĩa năm sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật" đến toàn thể đại chúng. 

Ni Sư chia sẻ: "Với một mục đích mở ra con đường chân lý, giúp con người đạt tới cảnh giới an lạc của tối thượng ngài đã thị hiện, từ một vị thái tử trẻ tuổi sống một cuộc đời xa hoa, và hoan lạc theo như ước muốn của người cha, là Ngài sẽ trở thành một vị chúa tể của thế giới, nhưng một ngày nọ khi thái tủe đi du ngoạn ở ngoài cung điện, Ngài đã khám phá ra tuổi già, bệnh tật và cái ch*t. Đây là những điều đang hiện hữu mà Ngài hoàn toàn không biết gì, vì vậy Ngài nhận biết được tuổi trẻ, sức khỏe và cuộc sống đều sẽ phải mất đi. Vì thế mà Ngài đã từ bỏ tất cả để tìm về chân lý, bắt đầu Ngài ra đi tìm kiếm sự giác ngộ, và trở thành Thích Ca Mâu Ni tất cả những gì Ngài có là một chiếc áo, một chiếc cà sa và một bình bát. Ngài tự ép xác tu hành theo lối cực kì khổ hạnh, nhưng vẫn chưa tìm ra được chân lý, càng lúc càng yếu dần Ngài đã nhận ra đó không phải là một cách tu đứng đắn. Bên dòng sông Ni Liên Thiền ngài đã thôi không hành xác và 5 vị đạo sĩ cùng tu tập đã bỏ Ngài ra đi, sau khi hồi sức Ngài bắt đầu đi chu du và ngồi suống một gốc cây bồ đề, trong bảy ngày ngài đã vượt qua các giai đoạn tham thiền liên tiếp nhau. Ma vương một ông hoàng của thế giới nhục dục sợ mình sẽ mất đi quyền lực cho lên đã thả đội quân yêu quái đến quấy nhiễu, trong khi Ngài đang tìm đường giải thoát.

Tên của chúng là dâm nhục, ham mê, đói khát, lười biếng, hèn nhát, ích kỉ, nóng giận, nghi kị đạo đức giả và cố chấp, kiêu căng.... Nhưng đức Thích Ca Mâu Ni đã chống cự bằng một quyết tâm, không hề lay chuyển nổi của Ngài vag ma vương đã chứng kiến sự thất bại của mình. Tất cả không thể lay chuyển được Ngài và Ngài đã đặt bàn tay Phải xuống mặt đất, yêu cầu thần đất làm chứng cho cuộc chiến đấu tìm chân lý của mình. Ma vương đã than khóc vì bị mất quyền lực, và cũng trong đêm đó đức Thích Ca Mâu Ni đã thấu hiểu bản chất tự nhiên đang có. Những lối mòn quanh co của sự luân hồi, khổ đau và con đường dẫn đến sự hủy diệt và thống khổ, Ngài thốt lên chân lý ơi, ta đã tìm ra ngươi. Với câu nói này đức Thích Ca Mâu Ni đã trở thành Phật, trở thành một người đã giác ngộ, thấu triệt hoàn toàn. Cây bồ đề được gọi là cây hiểu biết, khi đức Phật đã đắc đạo và thoát ra khỏi vòng tục lụy, Ngài đã loan báo một con đường sáng đầy gian khổ bằng câu nói, cánh cửa dẫn đến sự bất diệt sẽ rộng mở đối với những ai sẽ sẵn sàng.

Sau đó Ngài đi đến Lộc Uyển ở gần Ba la lại ở đó Ngài đã thuyết pháp cho các sa môn đầu tiên, cho năm vị đạo sĩ từng rời bỏ Ngài. Ngài đã bắt đầu thuyết pháp, Ngài nói này các con đây là sự thật về bát chính đạo, dẫn đến giải trừ mọi đau khổ, chính kiến nhìn đúng, chính tư duy nghĩ đúng, chính ngữ nói đúng, chính nghiệp hành động đúng, chính mạng sống đúng, chính tinh tiến luôn nỗ lực đúng đắn, chính niệm dành thời gian lưu tâm đúng đắn giống như quan sát lại mình của ngày hôm nay đã làm tốt được điều gì, làm xấu điều gì, thất bại điều gì thành công được gì và chính định tập chung tư tưởng đúng đắn. Đây là con đường đi trung dung dẫn đến Niết bàn, sau đó năm vị tu khổ hạnh dẫn đến giác ngộ trở thành các quý sư, đó là cách đức Phật đã thiết lập nên trật tự của mình.

Sau khi đức Phật thuyết pháp về chuyển pháp luân, Ngài đã đặt chân đến thành Vương Xá của đất nước Ma Kiệt Đà, Ngài đã đi qua các miền bắc Ấn Độ để thuyết giảng và giờ đây Ngài đã 80 tuổi thực hiện bài thuyết giảng cuối cùng của mình nơi trần thế. Ngài đi nhanh đến thành Câu Thi La để tìm chỗ để viên tịch, các đệ tử đã hối hả tới đó và buồn rầu tập trung quanh Ngài. Ngài đã nói với các Tâng Nhân và A Nan Đà người đệ tử thân tín, sau khi ta diệt độ các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, hãy lấy chính pháp làm đuốc, các con hãy tinh tấn đề đạt được giải thoát. Sau đó ngài trở mình sang bên phải và nhập vào cõi Niết Bàn, khi ấy mặt đất rung chuyển và sấm sét rợp trời và sự việc này diễn ra vào năm 480 trước công nguyên. Sau một tuần vào Niết Bàn dân chúng thành Ca Thi Na đã hỏa táng Ngài theo đúng nghi thức của một người cai quản thế giới, tro của Ngài đã được chia ra làm nhiều phần cho mỗi vương quốc khác nhau. Chính những hũ tro được hình thành tới ngày nay đó là Bảo tháp và bảo tháp chỉ cho sự thông thái là đã đạt được giác ngộ của Ngài.

Nhân dịp này, với tinh thần tương thân tương ái, sẻ chia yêu thương tới những người còn khó khăn trước thềm năm mới, chùa Tăng Phúc cũng đã gửi 20 phần quà Tết với tổng trị giá gần 15 triệu cho những hộ gia đình và người già neo đơn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Ba Vì. Những món quà tuy nhỏ nhưng cũng đủ làm ấm lòng bà con trong những dịp cận Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Cuối buổi lễ, chư Tôn đức chứng minh cùng toàn thể hội chúng đã thực hiện nghi thức niêm hương bạch Phật, cầu cho chúc một năm mới hòa bình, nhân dân an lạc, ấm no hạnh phúc. Buổi lễ kết thúc trong tinh thần hoan hỷ, hòa hợp của chính quyền nhân dân chùa Khô.

Thích Tâm Hiếu

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/dai-le-ky-niem-ngay-phat-thanh-dao-tai-chua-kho-d39096.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY