Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Đại tiểu tiện không tự chủ: Những điều cần biết

Đại tiện không tự chủ là không có khả năng kiểm soát nhu động ruột, biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Ngày càng có nhiều nam giới được chẩn đoán đại tiện không tự chủ.
Chứng tiểu tiện không tự chủ xảy ra khi quá trình lưu trữ và bài tiết nước tiểu bị ảnh hưởng do áp lực trọng lượng lên bàng quang như khi chúng ta cười hoặc hắt hơi.

Hoặc xảy ra khi không thể đóng niệu đạo do các cơ sàn chậu, hoặc cơ vòng niệu đạo bị suy yếu hoặc tổn thương.

Đại tiện không tự chủ là không có khả năng kiểm soát nhu động ruột, biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Mặc dù ngày càng có nhiều nam giới được chẩn đoán đại tiện không tự chủ, nhưng nhiều người vẫn tránh thảo luận vấn đề này.

Dưới đây là những yếu tố có thể gây đại tiểu tiện không tự chủ

- Tăng áp lực lên dạ dày - bao gồm khi bị thừa cân.

- Tổn thương bàng quang do phẫu thuật như phẫu thuật tuyến tiền liệt.

- Một số loại Thu*c

- Bệnh Crohn và viêm đại tràng loét, hai loại bệnh viêm ruột chính

- Chấn thương tủy sống

- Bệnh tiểu đường và xơ cứng rải rác.

Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống xã hội, công việc và các mối quan hệ cá nhân, nhưng có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu, Thu*c hoặc phẫu thuật.

Ở nam giới trẻ tuổi, đại tiểu tiện không tự chủ thường liên quan đến phẫu thuật ung thư tiền liệt tuyến.

NHS Choices cho biết có một số cách để làm giảm các triệu chứng bệnh, bao gồm các bài tập sàn chậu, bỏ hút Thu*c, tránh tăng cân.

Thừa cân có thể làm yếu cơ sàn vùng chậu và có thể gây đại tiểu tiện không tự chủ do áp lực của mô mỡ lên bàng quang.

Triệu chứng bệnh được cải thiện khi bạn giảm cân hợp lý.

Cắt giảm đồ uống chứa cafein và cồn cũng có thể làm giảm các triệu chứng vì cafein có thể gây kích ứng bàng quang và rượu là đồ uống lợi tiểu, làm cho ta đi tiểu nhiều hơn.

BS. Tuyết Mai

(Theo Univadis/ Express)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dai-tieu-tien-khong-tu-chu-nhung-dieu-can-biet-n133253.html)

Tin cùng nội dung

  • Bí tiểu tiện Đông y gọi là lung bế. Nguyên nhân dẫn đến lung bế có thể là do thấp nhiệt, do huyết lâm, thạch lâm, hoặc do các cơ quan lân cận chèn ép làm cho niệu đạo bị bế tắc.
  • Mang thai và sinh đẻ có thể để lại những rối loạn chức năng cho người phụ nữ như sa dạ con, tiểu không kiểm soát, giảm ham muốn hoặc đau khi quan hệ vợ chồng... Nguyên nhân tại sao và có cách nào để khắc phục?
  • Sau khi sinh con, chị em thường bị rối loạn tiểu tiện (tiểu tiện són và tiểu tiện không tự chủ). Nguyên nhân sinh ra bệnh theo đông y là do tỳ khí hư nhược hạ hãm;
  • Sau khi đẻ, sản phụ tiểu nhiều lần, tiểu són ra không giữ lại được gọi là tiểu không cầm. Nguyên nhân do trương lực cơ bàng quang bị giảm sút, không co lại được,
  • Một số rối loạn về tiểu tiện mà bạn có thể gặp khi mang thai, có dấu hiệu là S*nh l* không cần điều trị nhưng cũng có trường hợp là dấu hiệu bệnh lý cần can thiệp.
  • Rối loạn tiểu tiện (tiểu nhiều, tiểu ít, bí tiểu, tiểu sót, đái dầm...) là triệu chứng của nhiều bệnh, gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng người cao tuổi (NCT) chiếm tỉ lệ cao hơn cả.
  • Rối loạn tiểu tiện hay tiểu tiện liên tục là một dấu hiệu của nhiều bệnh, đặc biệt hay gặp ở người có tuổi.
  • Tiểu nhiều lần, tiểu rát, lẫn máu trong nước thải… là những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư bàng quang.
  • Gần đây đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần đi số lượng nước tiểu không nhiều, đôi khi còn tiểu vãi do không kịp. Bệnh làm tôi rất mất tự tin khi ra khỏi nhà.
  • Chứng tiểu tiện không kiểm soát có thể gặp ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em, nhất ở người cao tuổi. Có thể điều trị tốt nhưng đa số người mắc thường giữ kín.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY