Chứng tiểu tiện không kiểm soát có thể gặp ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em, nhất ở người cao tuổi. Có thể điều trị tốt nhưng đa số người mắc thường giữ kín.
Biểu hiện của
bệnh
Ta cần biết, tiểu tiện bình thường cần phải
có bàng quang và niệu đạo bình thường, có hệ thần kinh trung ương hoạt động bình thường. Nếu các cơ
quan đó có sự rối loạn hoặc do có tác động bên ngoài ảnh hưởng sẽ đưa đến tiểu tiện không tự chủ
được.
Người ta chia chứng
không kiểm soát">tiểu tiện
không kiểm soát (TTKKS) ra 2 loại:
TTKKS thoáng qua hay cấp tính
(transient or acute): Người bị chứng này thường do dùng Thu*c hay bị một bệnh cấp tính nào đó trong
khi hệ tiết niệu bị suy yếu. Có khoảng 30% người cao tuổi dễ bị TTKKS thoáng qua do viêm *m đ*o
(atrophic vaginitio) ở phụ nữ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu rối loạn nội tiết, rối loạn tâm lý, do
Thu*c... Chứng này có thể tự khỏi khi các nguyên nhân được loại trừ.
TTKKS mãn tính (chronic) được chia ra
như sau:
TTKKS do ứ: chứng này do người mắc
khó tiểu tiện, nước tiểu bị ứ được giữ lại ở bàng quang, tạo áp lực không lớn lắm nhưng do co thắt
ở niệu đạo có lúc lại không được tốt, làm nước tiểu thoát ra không theo sự kiểm soát, số lượng nước
tiểu được bài tiết như thế không nhiều, có khi chỉ là nhỏ vài giọt.
Một số bệnh có thể gây ra chứng
này như: bệnh phì đại tuyến tiền liệt, thoát vị bàng quang, hẹp niệu đạo, bệnh lý thần kinh do tiểu
đường (diabetic neuropathy). Hoặc có thể do Thu*c như: Thu*c chống co thắt loại chống tiết cholin,
Thu*c lợi tiểu, Thu*c ức chế kiềm calci...
TTKKS do stress hay do gắng sức có
thể gặp ở người phụ nữ mà cơ ở vùng khung chậu bị giãn và yếu hoặc ở người bị béo phì, nam
giới lớn tuổi sau khi mổ tuyến tiền liệt. Chứng này xảy ra khi người mắc bất ngờ bị tăng áp lực
xoang bụng như ho, cười, chảy nước mũi, tập thể dục, thậm chí leo lên cầu thang sẽ bị tiểu són và
thường lượng nước tiểu ra ít.
TTKKS cấp bách, đây là chứng thường
hay gặp, chiếm 65% các trường hợp TTKKS nói chung. Sự co thắt bàng quang ở người bình thường có thể
bị ức chế nếu người đó không muốn tiểu tiện, nhưng ở người bị chứng này thì không ức chế được, gây
sự cấp bách muốn tiểu và tiểu ngay ra với lượng nước tiểu khá nhiều.
Có nhiều bệnh như: viêm *m đ*o
teo, nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới, phì đại tuyến tiền liệt, có thể gây co thắt bàng quang đưa
đến TTKKS cấp bách.
Điều trị bệnh
Về điều trị, tùy từng nguyên nhân để dùng
Thu*c. Khi sử dụng Thu*c phải có chỉ định của thầy Thu*c. Một số Thu*c hay được dùng trong điều trị
bệnh TTKKS như ephedrin, dùng các dẫn chất estrogen đối với phụ nữ mãn kinh, Thu*c chống tiết
Cholin, Thu*c chống co thắt cơ trơn, Thu*c ức chế calci...
Trong điều trị TTKKS do stress, ngoài việc
dùng Thu*c, người mắc có thể sử dụng phương pháp không dùng Thu*c gọi là "tập luyện các cơ vòng
tầng sinh môn" (Pelvic floor exerciser) do Kegl đề xuất vào năm 1948. Đây là phương pháp thường
được áp dụng cho phụ nữ bị chứng TTKKS do stress và có thể cải thiện với tỷ lệ từ 60-90% nếu áp
dụng đúng cách.
Do không có tài liệu đề cập đến kỹ thuật của phương pháp do chính Kegl mô tả chi
tiết nên chỉ nói những nét chung.
Theo phương pháp này người bệnh sẽ tập làm co thắt và thư giãn
các cơ quanh *m đ*o, quanh niệu đạo, quanh hậu môn (người bệnh tập trung tư tưởng gây co thắt như
tập nín tiểu tiện, đại tiện), mỗi lần ráng giữ sự co thắt trong 10 giây, sau đó thư giãn và làm như
thế khoảng 100 lần trong ngày. Áp dụng phương pháp này phải kiên trì, phải tập thường xuyên như thế
trong vài tháng mới mong cải thiện.
Ngoài phương pháp "Tập luyện các cơ vòng tầng
sinh môn" còn có một số phương pháp khác như: "Tái huấn luyện bàng quang"; "Sinh phản hồi", ở các
phương pháp sau, người bệnh cần được sự hướng dẫn của nhân viên y tế thông thạo phương pháp hoặc
phải trang bị một số dụng cụ chuyên dùng, cách tập luyện tương đối phức tạp.
Mangyte.vn
Theo ĐH Y Dược TP.HCM