Sức khỏe hôm nay

Rối loạn tiểu tiện trong kỳ mang thai

Một số rối loạn về tiểu tiện mà bạn có thể gặp khi mang thai, có dấu hiệu là S*nh l* không cần điều trị nhưng cũng có trường hợp là dấu hiệu bệnh lý cần can thiệp.
Một số rối loạn về tiểu tiện mà bạn có thể gặp khi mang thai, có dấu hiệu là S*nh l* không cần điều trị nhưng cũng có trường hợp là dấu hiệu bệnh lý cần can thiệp.

Trong tuần đầu thụ thai, nồng độ của hoóc-môn progesterone sẽ gia tăng và phôi thai bắt đầu tiết ra hCG. Các cơ của bàng quang và thành tử cung sẽ bị giãn nở ra, trong khi đó lưu lượng máu đến vùng chậu cũng gia tăng. Đó là lý do gây sự sung huyết của các cơ quan vùng chậu, gây kích thích bàng quang. Não bộ nhận ra những tín hiệu như mong muốn đi tiểu ngay cả khi có rất ít nước tiểu trong bàng quang và phát ra tín hiệu được dẫn truyền xuống bàng quang và gây đi tiểu.

Dấu hiệu S*nh l*

Thường xuyên đi tiểu trong 3 tháng đầu: khi thai của bạn tiến triển qua ba tháng đầu tiên, nước được giữ lại nhiều hơn. Tử cung cũng bắt đầu phát triển và bang quang bị giãn ra làm cho não bộ nhận thấy những tín hiệu này như là một mong muốn đi tiểu.

Thường xuyên đi tiểu trong thời gian 3 tháng cuối: trong ba tháng thứ hai của thai kỳ, bạn có thể không bị đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, sau khoảng 32 tuần, do sự phát triển của bào thai, trọng lực sẽ đặt vào bang quang làm giảm dung tích bàng quang, một lần nữa làm gia tăng cảm giác muốn đi tiểu.

Tiểu đêm: cũng là dấu hiệu phổ biến và gia tăng theo tuổi thai. Trong một cuộc khảo sát 256 phụ nữ mang thai, 86% số phụ nữ này có chứng tiểu đêm ở 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân chính của chứng tiểu đêm được cho rằng phụ nữ mang thai tiết ra một lượng lớn natri và nước vào ban đêm hơn so với phụ nữ không mang thai.

Són tiểu: nhiều phụ nữ mang thai cảm thấy lúng túng khi bị són tiểu trong khi cười, hắt hơi hoặc ho. Một số người bị ảnh hưởng khi thực hiện các hoạt động như chạy hoặc nhảy. Tình trạng này phổ biến và khó xử, gây ra bởi trọng lực của tử cung đè vào bàng quang trong thời kỳ mang thai: tình trạng này cũng được gọi là tiểu không kìm được do căng thẳng.

Sử dụng bài tập Kegel

Mặc dù bạn không có khả năng để loại bỏ chứng tiểu láu hoàn toàn, bạn có thể tăng cường các cơ vùng sàn khung chậu của bạn. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát hoạt động của bàng quang tốt hơn trong thời kỳ mang thai và sau sinh, hạn chế phần nào sự khó chịu. Để tăng cường hoạt động các cơ vùng sàn chậu, bạn nên thực hiện bài tập Kegel, là bài tập gây co thắt và thư giãn các cơ xung quanh *m đ*o của bạn. Bài tập như sau:

- Hãy tưởng tượng rằng bạn đang cố gắng để ngăn chặn không cho “xì hơi” (đánh rắm). Gây siết chặt các cơ vùng sàn chậu.

- Một cách khác là khi đang đi tiểu bạn cố gắng các cơ để làm ngưng tiểu, nếu ngưng tiểu được là đúng. Làm các bài tập này ít nhất 3 lần một ngày. Mỗi ngày, sử dụng 3 vị trí: nằm, ngồi và đứng. Bạn có thể tập trong khi nằm trên sàn nhà, ngồi tại bàn, hoặc đứng trong nhà bếp. Nên kiên nhẫn, đừng bỏ cuộc. Chỉ cần 5 phút, 3 lần một ngày. Bạn có thể cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang của bạn sau 3 - 6 tuần.

Nếu bạn gặp trở ngại khi thực hiện bài tập này, nên đến bác sĩ. Để hỗ trợ bạn, bác sĩ sẽ áp một dòng điện nhỏ vào các cơ vùng sàn chậu của bạn.

Dòng điện sẽ làm cho các cơ co thắt lại, gây ra cảm giác rù rù ở vùng cơ bị kích thích.

Dấu hiệu bệnh lý

Nhiễm trùng đường tiểu: mặc dù biểu hiện đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu phổ biến trong thai kỳ, nhưng cũng có thể chỉ ra sự hiện diện của nhiễm trùng đường tiểu như viêm bàng quang hoặc viêm thận - bể thận.

Những nhiễm trùng này có thể thấy ở phụ nữ mang thai, vì vậy bạn nên để ý đến sự hiện diện của máu hay thay đổi màu sắc của nước tiểu và cảm giác đau rát khi đi tiểu. Sốt, ớn lạnh là những triệu chứng trong nhiễm trùng đường tiểu, nhưng không phải khi nào cũng có.

BS. NGÔ HỮU LỘC

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-roi-loan-tieu-tien-trong-ky-mang-thai-6801.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY