Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn dành cho học sinh tiểu học

Sức khỏe Việt Nam - Trang thông tin chính thức của Bộ Y Tế/

Hiểu nhu cầu dinh dưỡng của sẽ giúp cha mẹ, nhà trường xây dựng bữa ăn học đường hợp lý cho các em trong thời gian ở nhà cũng như tại các trường bán trú. trong quá trình xây dựng thực đơn, cần thực hiện các nguyên tắc được ngành dinh dưỡng khuyến cáo.

Ảnh minh họa

Cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm

Bữa ăn hàng ngày cho học sinh cần đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm (10 - 15 loại thực phẩm) từ 4 nhóm chính. các chất có trong các thực phẩm này sẽ bổ sung cho nhau và giá trị của bữa ăn sẽ hoàn hảo phù hợp với nhu cầu của cơ thể. bữa ăn hợp lý là bữa ăn cung cấp đủ các chất cho nhu cầu cơ thể, ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại từ 4 nhóm thực phẩm: gulucid, protein, lipid, vitamin và khoáng chất.

Ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động. trong nhóm ngũ cốc thì gạo là lương thực phổ biến được sử dụng nhiều nhất, ngoài ra, còn các loại ngũ cốc như khoai lang, khoai tây, ngô… để làm đa dạng và các chất dinh dưỡng, tăng cường lợi ích cho sức khỏe. năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 50 - 55% tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do các chất béo cung cấp chiếm 20 - 25% và chất đạm cung cấp là 13 - 20%.

Nhóm thực phẩm giàu đạm cung cấp các thành phần thiết yếu để xây dựng nên cơ thể, cơ thể tăng trưởng, duy trì nhiều hoạt động sống và tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật từ các loài gia súc, gia cầm, hải sản với đạm thực vật từ các loại đậu, đỗ… và ăn ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần. các loại cá, tôm, tép và cua là nguồn cung cấp canxi tốt cho cơ thể. các loại hạt đậu, đỗ cũng là nguồn đạm thực vật tốt, cung cấp một số axít amin thiết yếu mà đạm động vật thường có ít. đồng thời nên ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả.

Với trường ăn bán trú có bữa phụ thì phân chia thành 4 bữa: năng lượng của bữa sáng từ 25 - 30%, năng lượng bữa trưa 35%, năng lượng bữa phụ 10%, năng lượng bữa tối 25 - 30% tổng nhu cầu năng lượng.

Một lưu ý với phụ huynh và nhà trường, không nên cho trẻ ăn mặn, sử dụng muối iốt trong chế biến thức ăn. trẻ từ 6 - 11 tuổi nên sử dụng dưới 4 gam muối/ngày. mặt khác, để trẻ có cơ thể khỏe mạnh và chuyển hóa tốt cần uống đủ nước. trẻ nên uống nước từng ít một và chia nhiều lần trong ngày. nhu cầu nước của trẻ hàng ngày là 2.500ml nước, trong đó lượng nước được cung cấp trong quá trình chuyển hóa của cơ thể 350 - 400 ml, cung cấp từ thức ăn chiếm khoảng 30%, phần còn lại là lượng nước uống khoảng 1.300 - 1.500 ml (khoảng 6 - 8 ly nước). để đảm bảo sức khỏe và phòng tiêu chảy cần uống nước đun sôi, nhà trường cần bố trí nước uống cho ngay tại lớp và sân trường. không nên uống nước ngọt đóng chai, nước có ga vì không có lợi cho sức khỏe. trường học hoặc xung quanh cạnh trường học cấm bán các loại nước này, cấm bán các đồ ăn vặt không đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ.

Đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trong khi chế biến tại bếp ăn ở nhà trường:

Thực hiện 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn và 5 chìa khóa vàng để có thực phẩm an toàn. bếp ăn nhà trường được xây dựng theo quy chuẩn bếp ăn một chiều, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. nhân viên bếp ăn phải được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, được kiểm tra sức khỏe định kỳ. đảm bảo nguồn thực phẩm cung cấp phải là thực phẩm tươi, an toàn. đảm bảo quy trình sơ chế, nấu nướng, dụng cụ đựng thực phẩm, xoong nồi, nước sạch, phân chia khẩu phần đạt tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, hạn chế mất chất trong khi sơ chế và chế biến.

Xây dựng thực đơn bữa ăn bán trú

Trong 8 tuần thực đơn không lặp lại, trong đó có 4 tuần thực đơn xuân - hè, 4 tuần thực đơn thu - đông. đa dạng về nguồn gốc thực phẩm cung cấp chất đạm động vật (thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa) và nguồn gốc thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc). bữa trưa có 2 - 3 loại thực phẩm cung cấp chất đạm, trong đó nên có 1 loại thực phẩm nguồn hải sản. đa dạng về các loại rau xanh, hoa quả chín từ 3 - 5 loại. hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn: xúc xích, lạp xưởng, giò chả. hạn chế sử dụng muối và đường.

Bữa trưa gồm món mặn, món xào, món canh, món cơm và hoa quả chín tráng miệng.

Bữa phụ dùng sữa và các chế phẩm của sữa./.

Nguồn: Sở Y tế Nam Định

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5dad0c1333308538cb4033d2)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY