Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Dân mạng tranh cãi cảnh Nữ hoàng Anh bị làm giả trên sóng truyền hình

Đoạn video giả Nữ hoàng Anh dài 5 phút đề cập đến một số vấn đề gây tranh cãi ở hoàng gia, bao gồm quyết định rời đi của Hoàng tử William cùng vợ là Meghan Markle.

Channel 4, kênh truyền hình anh có trụ sở tại london, đã sử dụng công nghệ deep fake để mạo danh nữ hoàng elizabeth ii gửi thông điệp giáng sinh.

Bài phát biểu kéo dài 5 phút đề cập đến một số vấn đề gây tranh cãi như quyết định rời khỏi hoàng gia anh của vợ chồng công tước xứ sussex, quyết định thôi nghĩa vụ hoàng gia của công tước xứ york sau cuộc phỏng vấn gây tranh cãi nói về quan hệ giữa ông với tỷ phú mỹ jeffrey epstein, một tội phạm T*nh d*c đã Tu tu trong tù.

Cung điện Buckingham chưa đưa ra bình luận gì về chương trình này, theo BBC.

Dân mạng tranh cãi cảnh Nữ hoàng Anh bị làm giả trên sóng truyền hình - Ảnh 2.

Hình ảnh nữ hoàng anh giả mạo trên sóng truyền hình. ảnh: channel 4.

Channel 4 cho biết mục đích của họ là để "cảnh báo" người dân về tin tức giả trong thời đại số. trong đó, sự xuất hiện của công nghệ deepfake đã tiếp tay cho nhiều cá nhân tổ chức truyền bá thông tin sai lệch.

"có vô số video bắt chước nữ hoàng anh nhưng sản phẩm này làm chẳng đến nơi đến chốn. giọng nói không chuẩn, cũng chẳng đồng bộ với khuôn miệng", nicholas witchell, phóng viên hoàng gia của bbc, nhận xét.

Hàng năm, nữ hoàng anh sẽ gửi thông điệp giáng sinh qua kênh bbc và itv. hoạt động này được coi là một nét truyền thống đặc biệt trong dịp lễ ở xứ sở sương mù.

Công nghệ hoán đổi khuôn mặt từ lâu đã bị lạm dụng để tạo ra các video nhằm hạ uy tín, phỉ báng các nhân vật cấp cao và trở thành vấn nạn xã hội.

Tháng 3/2018, một video deepfake trở nên viral trên mạng xã hội khi gương mặt cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama bị ghép vào nhân vật phim Khi*u d*m.

Dân mạng tranh cãi cảnh Nữ hoàng Anh bị làm giả trên sóng truyền hình - Ảnh 3.

Vợ chồng ông Obama đều là nạn nhân của deepfake. Ảnh: The White House.

Những nhà lãnh đạo như Tổng thống Mỹ Donald Trump hay Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cũng trở thành nạn nhân của trào lưu deepfake.

Nữ diễn viên Scarlett Johansson từng xuất hiện trong hàng chục video ghép mặt trên các trang phim Khi*u d*m. Trước đó, cô từng bị hacker lấy trộm ảnh nhạy cảm trong điện thoại, bị lấy khuôn mặt ghép vào một robot.

Từ một phần mềm hoán đổi khuôn mặt bằng kỹ thuật trí tuệ nhân tạo phức tạp của một nhà phát triển công nghệ, hiện nay có vô số ứng dụng đơn giản, phổ biến cho mọi người dùng.

Nina Schick, tác giả của cuốn Deep Fakes and the Infocalypse, cho biết nếu không được sử dụng đúng mục đích, công nghệ này sẽ rất đáng lo ngại.

"Deepfake mang lại những cơ hội to lớn về thương mại và sáng tạo, nhưng cũng là một công nghệ được vũ khí hóa trong tương lai", Schick dự đoán.

Theo ZingNews.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/bon-phuong/dan-mang-tranh-cai-canh-nu-hoang-anh-bi-lam-gia-tren-song-truyen-hinh-20201224211030937.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY