Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Đàn ông đi qua tuổi 35 rất dễ xuất hiện 4 dấu hiệu thất bại tiềm tàng, nếu có nhất định phải sửa

Thành công hay thất bại đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng khi đến độ 35 tuổi mà còn sở hữu 4 dấu hiệu sau đây thì thất bại là do chính bạn!

Trong một buổi diễn thuyết trước công chúng tại Trung Quốc, tỷ phú Jack Ma đã khẳng khái nói: “35 tuổi mà còn nghèo thì đấy là tại bạn!”.

Quả thật, cuộc đời có khi chìm khi nổi, sự nghiệp có lúc xuống lúc lên. Nhưng nếu đã bỏ ra toàn bộ công sức và tâm huyết mà vẫn chỉ thất bại thì rất có thể, vấn đề quan trọng nhất nằm ở chính bạn. Nếu còn chưa thể phát hiện ra và tìm cách khắc phục, bạn rất khó chạm tới thành công.

Có 4 dấu hiệu sau đây được tổng kết là nguyên nhân tiềm tàng dẫn tới thất bại của một người đàn ông.

1. Ôm tâm lý “được chăng hay chớ”

Một người trưởng thành mà sống không có mục tiêu, không có lý tưởng, luôn ôm tâm lý “ra sao cũng được” để sống qua ngày thì rất khó có thể thoát khỏi sự thất bại.

Phải biết rằng, người đàn ông không chịu cố gắng sẽ chỉ có 2 kết cục, một là đến loại Thu*c lá tầm thường nhất cũng không được hút, hai là chỉ có thể nai lưng ra làm những công việc chân tay nặng nhọc. Người phụ nữ không biết cố gắng cũng sẽ có hai kết thúc, quần áo rẻ tiền nhất cũng không có tiền mua, và cũng không bao giờ biết cảm giác đi chợ là gì.

Trong xã hội ngày càng phát triển, mọi người không ngừng ép mình phải tiến bộ với tốc độ thật nhanh, chỉ dậm chân tại chỗ sớm muộn cũng trở thành kẻ thụt lùi, bị bỏ lại phía sau.

Dù cuộc sống hiện tại có đủ đầy đến mấy thì “miệng ăn núi lở”, không có làm thì ăn tiêu dè dặt mấy cũng có ngày hết. Do đó, khi còn đủ thời gian và sức trẻ, hãy cố gắng hết sức mình từ đầu. Một khởi đầu tốt sẽ dẫn tới một hành trình tốt hơn.

2. Tính tình nóng nảy, bộp chộp, bỏ dở giữa chừng thành thói quen

Tính cách nóng nảy, bộp chộp, dễ tức giận chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dễ dẫn tới thất bại.

“Binh pháp Tôn Tử” có viết rằng: “Chủ tướng không thể khởi binh khi đang tức giận và không thể chiến đấu khi lòng bực bội”. Có thể thấy rằng, dù bạn là thống soái tài ba đến mấy thì cũng không đi được quá xa nếu hành động trong lúc nóng nảy.

Sự tức giận khiến lý trí một người không còn đủ tỉnh táo để phân biệt đúng sai, những điều nên làm và không nên làm. Chúng ta thường mất kiểm soát những hành vi, lời nói của mình, không lường được hậu quả gây ra. Đó cũng là nguyên nhân mà người xưa dạy rằng: “Giận quá mất khôn”.

Cảm giác bất lực trước điều không vừa ý khiến ai cũng chỉ muốn bỏ cuộc giữa chừng, không còn mong đợi những gì đang chờ ở phía trước nữa. Đôi khi, vì chút tự ái cá nhân, sĩ diện bản thân sẽ đốt cháy mọi thành quả lao động mà chúng ta cố gắng xây dựng suốt bao lâu nay.

Vậy nên, đừng bao giờ đặt cảm xúc bất chợt vào bất cứ việc gì. Hãy suy nghĩ một cách thấu đáo trước khi đưa ra mỗi một quyết định.

Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nóng nảy. Còn nếu bạn sai, bạn không có quyền nổi nóng. Hiểu được điều này mới là người thông minh thực sự.

3. Vội vàng hướng tới mục tiêu “nghỉ hưu sớm” để lạc mất bản thân

Phong trào “tự chủ tài chính, nghỉ hưu sớm” (FIRE – Financial Independence, Retire Early) đang ngày một trở nên phổ biến ở người trẻ. Sở hữu một khoản tiền đủ để thoát khỏi công việc hiện tại đầy áp lực, đang dần đốt cạn năng lượng và sức lực bản thân là mong muốn, là giấc mơ của rất nhiều người.

Tuy nhiên, ở đời, cái gì “quá” cũng đều không tốt. Thành công tới quá sớm cũng khiến người ta phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Đặc biệt, tâm lý họ rất dễ nảy sinh sự tự mãn, kiêu ngạo, luôn cho rằng bản thân mình tài giỏi, thông minh và giàu có hơn người.

Thế nhưng, không phải tự dưng mà người xưa có câu: “Thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân”. (Tức là: Núi cao còn có núi cao hơn, người giỏi sẽ có người giỏi hơn.)

Nếu bạn đánh mất sự cẩn trọng, lạc lối trên con đường tìm tới mục tiêu, tất cả tâm lý tiêu cực đó đều trở thành nguyên nhân trực tiếp đẩy bạn rơi xuống nhanh chóng từ đỉnh cao sự nghiệp của mình.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra những người nghỉ hưu sớm có xu hướng ít hạnh phúc hơn những người đi làm đến 65 tuổi. Từ số liệu của Mỹ, Anh và 11 nước châu Âu, người ta cũng phát hiện những người càng nghỉ hưu sớm thì khả năng suy giảm trí nhớ càng nhiều, tư duy trở nên chậm chạp và không giữ được các kỹ năng giao tiếp, ứng xử sắc bén như xưa.

4. Tự cho mình là đúng, không tiếp thu khuyên can

Một loại đầu tư tốt nhất trên thế giới và không có rủi ro chính là đầu tư vào học tập, học tập có thể giúp người ta có tầm nhìn xa, học mới thấy được xu thế của tương lai.

Ngược lại, người không tiếp tiếp thu những điều mới mẻ sẽ đánh mất đi tương lai. Không có tầm nhìn xa trông rộng sẽ dẫn đến hẹp hòi và thiển cận, cũng như cố chấp với những tư duy nhỏ sẽ đánh mất các cơ hội lớn. Đây chính là kết cục điển hình của những ai tự cho mình thông minh nhất thế giới.

Người khôn ngoan biết phát huy điểm mạnh cũng như nhìn nhận điểm yếu. Thông qua quá trình học hỏi và tích lũy, họ sẽ càng nỗ lực để thay đổi điểm yếu đó của mình. Đó mới là cách để thoát khỏi tư duy thất bại cố hữu.

Đúng như lời của tỷ phú Jeff Bezos, chẳng ai muốn nhận những lời phê bình hay khiển trách, thế nhưng thay vì trốn tránh hay bực bội, người thông minh sẽ chọn cách chấp nhận và biến chúng thành động lực, cảm hứng cho mình. Lắng nghe ý kiến là một trong những nguyên tắc bắt buộc từ những ngày Amazon mới chập chững trên thương trường vào năm 1995 cho đến nay.

Học cách tiếp thu những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng từ người khác sẽ giúp bạn có cơ hội phát triển trong sự nghiệp bởi giá trị của chúng có tính hiệu quả rất cao. Phải biết rằng, những lời phê bình không bao giờ dễ nghe, nhưng chúng lại rất có ích cho việc cải thiện cách làm việc và vận hành con đường dẫn tới thành công của bạn.

Dương Mộc

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/dan-ong-di-qua-tuoi-35-rat-de-xuat-hien-4-dau-hieu-that-bai-tiem-tang-neu-co-nhat-dinh-phai-sua-20200705143048576.chn)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh Alzheimer có thể được chia thành các giai đoạn nhẹ, trung bình hoặc nặng. Mỗi giai đoạn đều có các triệu chứng riêng biệt.
  • Có trên 100 dạng rối loạn khác nhau, Phần lớn, đều có triệu chứng giống như bệnh suy giảm trí nhớ nhưng có thể chữa được.
  • Suy giảm trí nhớ là bệnh diễn ra khá phổ biến hiện nay, đặc biệt đối với những người cao tuổi (NCT) do sự lão hóa của các tế bào thần kinh, do môi trường sống, stress, rối loạn giấc ngủ..
  • Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất, (chiếm khoảng 60 đến 70%), của hội chứng sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh Alzheimer trung bình ở độ tuổi trên 60, tuy nhiên, hiện nay, với sự hiểu biết về bệnh, và sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hiện đại, đã phát hiện không ít ca bệnh chỉ mới 40 đến 50 tuổi.
  • Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây, để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn, mà khoa học chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn thấp, và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Bạn muốn ngăn chặn những dấu hiệu của tình trạng suy giảm trí nhớ do tuổi già? Hãy nhấc máy điện thoại và gọi đến cho ai đó để nói chuyện, hoặc tìm người trò chuyện thường xuyên với mình. Đó chính là vũ khí hiệu quả giúp bạn chống lại sự lão hóa và suy giảm trí nhớ.
  • Hiện nay, tình trạng suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ không phải bệnh riêng của người già mà nó đã trẻ hóa.
  • Trí nhớ kém không phải chỉ xảy ra đối với những người cao tuổi. Lí do lão hóa hay tuổi tác là điều dễ hiểu khiến con người rơi vào tình trạng này.
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY