Câu hỏi đặt ra là vì sao gia chủ có thể hồn nhiên khoe việc việc sử dụng và cây cỏ quý hiếm (báo hoa mai là động vật gần tuyệt chủng của Đông Nam Á), một hành động trái luật? Vì sao, chỉ có thiểu số dân mạng phản ứng, còn khá nhiều người ngưỡng mộ về sự giàu có, sang trọng, chịu chơi, nhất là phòng rượu ngâm là niềm mơ ước của một số người?
Có câu: “Chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt" (M.Luther King). Sự đáng sợ không chỉ ở những người vì lí do "tăng cường sức khỏe" mà bất chấp luật pháp tàn hại động vật, cỏ cây trong danh sách động thực vật được bảo vệ và bị cấm khai thác, sử dụng. Sự đáng sợ còn nằm ở thái độ thờ ơ của cộng đồng.
Các nghiên cứu trên thế giới đã cảnh báo, khoảng 70% bệnh truyền nhiễm từ động vật lây sang con người hiện nay đều có nguồn gốc từ và điều này đã được thấy rõ qua các đại dịch xảy ra trên thế giới như HIV, Ebola, H5N1, SARS...
Đại dịch Covid-19 hiện tại cũng đang từng ngày nhắc nhở về hậu quả bi thảm của cách con người cư xử với thiên nhiên và động vật hoang dã. Các tài liệu khoa học hiện đã chứng minh được virus Corona chủng mới có nguồn gốc từ dơi và được truyền qua một vật chủ trung gian là cho con người, theo các tổ chức bảo tồn thiên nhiên.
Thiên nhiên hoang sơ với đa dạng loài động thực vật cần được bảo vệẢnh: AFP |
Thói quen xem động vật hoang dã như đặc sản ẩm thực và sản phẩm ngâm rượu, nấu cao để bồi bổ sức khỏe cần bị loại bỏ vì nó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến săn trộm và khiến các giống loài quý có nguy cơ tuyệt chủng.
Mặt khác, các loại cây cối, động vật vào danh sách quý hiếm cần bảo vệ là vì chúng sắp tuyệt chủng. Không thể đặt lợi ích riêng lên sự an nguy của cộng đồng và bất chấp luật pháp.
Mỗi loài cây loài vật là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi thức ăn, chuỗi sinh thái tự nhiên. Thiếu sự cân bằng giống loài thì thế giới tự nhiên đảo lộn, gây dịch bệnh, mất mùa, hại chính loài người.
Ví dụ rõ nhất là giảm số lượng ong làm kém thụ phấn, mất mùa trầm trọng. Giảm các thiên địch của muỗi làm số lượng muỗi tăng mạnh, trầm trọng thêm các dịch bệnh muỗi truyền, là những bệnh đứng trong top 10 về gây ch*t người. Chỉ cần giảm quá mức một loài nào đó trong chuỗi sinh thái, là một chuỗi hậu quả dài như phản ứng domino.
Con người không tồn tại được một mình, nhưng có vẻ chúng ta thường quên đi điều đó khi ra tay sát sinh. Chúng ta mượn Trái đất này của thế hệ tương lai, nhưng đang tàn phá nó và không để lại gì nhiều cho chính con cháu chúng ta.
Cơ quan chức năng Việt Nam nỗ lực ngăn chặn các vụ buôn lậu ngà voi châu PhiẢnh: Ngọc Lê |
Cả luật Việt Nam và thế giới từ lâu đều cấm khai thác và sử dụng động vật hoang dã, với danh mục rõ ràng các loài được bảo vệ đặc biệt.
Nhận thức và hành động mới làm thay đổi được thế giới. Chúng ta không chỉ cần nhận thức được sự nguy hiểm của những hành động phá rừng, tàn hại động vật, thiên nhiên, mà mỗi người còn cần lên tiếng để thay đổi sự vô tâm, thậm chí sự chấp nhận cái xấu đối với thiên nhiên và muông thú trong cộng đồng.
Ở đâu đó như ở châu Phi, có những nơi thú hoang sống bình yên, được con người bảo vệ và sống tự do như thuở hồng hoang, là nguồn tài nguyên du lịch triệu đô cũng như tài sản vô giá của đa dạng sinh thái thế giới. Hãy ngắm nhìn những con vật đẹp đẽ ấy, suy nghĩ và hành động để loài người nhân ái, và mạnh khỏe hơn, trong một thế giới cân bằng và xanh hơn.
Chủ đề liên quan:
bảo tồn bẫy thú động vật động vật hoang dã hoang dã rượu ngâm săn bắt tuyệt chủng vô tâm