Chai là một vùng da bị hóa sừng và thường hình thành khi làn da thường xuyên phải bị chi phối bởi những áp lực. Tổn thương là những đám dầy sừng màu ngà, vàng, khum lên, hình tròn hay bầu dục, sờ vào rất cứng, vùng ranh giới với da lành có thể bị nứt, đôi khi ở trung tâm bong sừng tạo nên một lõm ở giữa.
Chai tay xuất hiện do áp lực, ma sát - những hành động lặp đi lặp lại khiến cho những hạt sừng, vết chai chân xuất hiện và phát triển. Tình trạng này không phải do virus gây ra và không lây nhiễm mà cơ thể phản ứng lại bằng cách làm dày vùng da đó lên để bảo vệ các lớp da bên dưới. Những vết chai này ngoài việc gây mất tính thẩm mỹ còn có khả năng gây đau.
Chai tay là gì |
Do hằng ngày, tay chân chúng ta phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều công việc và đồ vật nên vùng da chân tay rất dễ bị chai sần. Tuy những vết chai tay, chai chân này không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, nhưng chúng lại khiến đôi tay, đôi chân của bạn trở nên xấu đi, thô ráp, làm bạn cảm thấy khó chịu.
Triệu chứng của vết chai
Chai là một vùng da bị hóa sừng, do quá trình sản sinh các lớp thượng bì, đặc biệt là ở lớp sừng; ở tổ chức đệm là một khối xơ do tổ chức xơ quá phát triển. Tổn thương là những đám dầy sừng màu ngà, vàng, khum lên, hình tròn hay bầu dục, sờ vào rất cứng, vùng ranh giới với da lành có thể bị nứt, đôi khi ở trung tâm bong sừng tạo nên một lõm ở giữa.
Triệu chứng của vết chai |
Hầu hết các vết chai không gây đau mà chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ của bàn tay. Nếu vết chai trở nên đau và viêm nhiễm, bạn nên đến khám bác sĩ, đặc biệt với người có bệnh tiểu đường hay những bệnh lý làm mạch máu lưu thông kém, vì chỉ cần một tổn thương nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Một số nguyên nhân khiến làm xuất hiện các lớp sừng trên tay và chân của bạn có thể kể đến gồm:
- Đi giày chật, đi giày không đi tất, đi chân đất
- Đứng quá lâu trên giày cao gót hoặc giày chật
- Đi bộ hoặc chạy khi mang đôi giày không vừa vặn
- Sử dụng dụng cụ kỳ cọ trên cơ thể liên tục.
- Thủ phạm gây chai ở tay thường là bút viết, tay lái xe máy, dụng cụ lao động.
- Chai chân còn gặp ở những người có dị tật ở bàn chân: bàn chân khum, có di chứng bại liệt ảnh hưởng tới tư thế của lòng bàn chân hoặc do tính chất di truyền.
- Chai cũng còn có thể là hậu quả của một lần nhiễm khuẩn khiến cho chai có nhân ở giữa (nhân này có thể là dị vật như mảnh vụn của gỗ, cát... nhưng cũng có khi là tác nhân gây viêm).
Nguyên nhân xuất hiệu chai tay |
Chai chân có thể điều trị dứt điểm nếu tìm được chính xác nguyên nhân. Vậy chai tay làm sao hết? Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn loại bỏ vết chai tại nhà:
- Nước muối: Ngâm chân, tay với nước muối ấm khoảng 15 - 30 phút mỗi ngày. Sau đó dùng xơ mướp, đá kỳ, hay bàn chải mềm chà nhẹ vào vùng da bị chai để loại bỏ các tế bào chết. Rửa lại bằng nước sạch rồi thoa kem dưỡng ẩm. Bạn sẽ thấy hiệu quả ngay sau một tuần nếu sử dụng biện pháp này liên tục.
Loại bỏ chai tay bằng nước muối |
- Chanh: Trước khi đi ngủ, cắt một lát vỏ chanh dài khoảng 2,5 cm và ngang bằng chiều rộng của ngón chân. Đặt miếng vỏ chanh lên cục chai, băng lại và mang vớ cotton trắng qua đêm. Lặp lại mỗi đêm cho đến khi cục chai biến mất.
Xem thêm: Thời điểm tốt nhất để dưỡng ẩm cho cơ thể trong mùa đông?
- Vitamin E, A, hoặc B6: Sử dụng kim để chích một viên vitamin E hoặc A, sau đó lấy dầu của chúng xoa vào cục chai. Với Vitamin B6 thì nghiền nhỏ trộn với nước rồi đắp lên vết chai. Sau khi để dầu thấm vài phút, mang vớ cotton màu trắng và đi ngủ. Lặp đi lặp lại hằng đêm cho đến khi hết cục chai.
- Hành tím: Đắp hành tím giã nhuyễn vào vết chai sần, rồi dùng băng y tế băng cố định qua đêm. Trong khoảng 10 ngày, vết chai sẽ bong tróc và vùng da bị chai sẽ mềm hơn.
Loại bỏ chai tay bằng hành tím |
- Bánh mỳ: Ngâm nửa lát bánh mì cũ trong giấm táo và đắp lên cục chai rồi băng lại. Bọc bằng bọc nhựa và mang tất cotton. Cục chai hoặc vết chai sẽ biến mất vào buổi sáng.
- Đu đủ: Dùng thịt đu đủ hoặc nước ép đu đủ thoa lên vùng da bị chai, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng khoảng 15 phút, rồi rửa sạch. Đu đủ sẽ làm cho da mềm và sáng hơn rất nhiều.
- Dầu thầu dầu: Đặt một miếng lót phủ lên cục chai, khoét hình tròn chừa cục chai ra,. Dùng tăm bông chấm dầu thầu dầu lên cục chai, sau đó băng lại và mang vớ.
- Hạt gấc: Dùng nhân hạt gấc giã nhỏ, đem ngâm với rượu rồi đắp lên vùng da bị chai sần và băng cố định trong vòng 30 phút, sẽ khiến vùng da bị chai sần bong ra.
Loại bỏ vết chai |
- Baking soda: Trộn nước, baking soda và nước cốt chanh để tạo thành hỗn hợp sệt. Đắp hỗn hợp lên cục chai hoặc vết chai rồi để qua đêm. Hỗn hợp sẽ tẩy tế bào da chết và giữ không bị nhiễm trùng. Lặp lại hằng đêm trong 5 - 7 ngày cho đến khi cục chai hoặc vết chai bị khô và bong ra.
- Nghệ và mật ong: Trộn một muỗng canh bột nghệ và 1,5 muỗng mật ong để tạo ra một hỗn hợp keo. Đắp lên cục chai và để khô, sau đó rửa sạch bằng nước ấm, 2 lần một ngày. Cục chai hoặc vết chai sẽ giảm kích thước trong vòng 2 - 3 ngày.
Không nên dùng vật sắc nhọn để cạo hay cắt đi lớp da chai, nên xử lý từ từ, bong từng lớp mỏng để da non bên dưới có thời gian tái tạo lại. Sau mỗi lần áp dụng các biện pháp loại bỏ chai tay, bạn nên dưỡng bằng vaseline hoặc thoa dầu dừa, dầu oliu để giữ ẩm và làm mềm da.
Kiên trì thực hiện ít nhất 1 tuần sẽ có sự thay đổi rõ rệt, thế nên mới khoảng 1-2 ngày chưa thấy kết quả bạn cũng đừng nản nhé.
Bên cạnh đó, để tránh xuất hiện những vết chai cứng xấu xí trên đôi tay của mình, chị em hãy nhớ luôn có biện pháp bảo vệ và “cách ly” tay ra khỏi các yếu tố gây chai sần da. Bằng cách luôn đeo găng tay chuyên dụng bằng vải, da khi lái xe hay đeo găng tay cao su khi cầm nắm dụng cụ lao động, làm việc nhà.
Những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về chai tay phải làm sao và biết được cách bảo không bị chai tay, chai chân làm mất thẩm mỹ. Hãy ghi nhớ và bảo vệ bàn tay, bàn chân của mình nhé!
Hà Thanh
Theo Tạp chí Sống khỏe
Chủ đề liên quan: