Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đắp lá sim lên vết thương, người phụ nữ phải cắt bỏ chân

(MangYTe)- Có người mách đắp lá sim chữa được vết thương ở chân nên người phụ nữ 64 tuổi làm theo dẫn tới nhiễm trùng nặng, phải cắt bỏ chân.

Ngày 14-4, bệnh viện đa khoa thống nhất (đồng nai) cho biết các bác sĩ vừa phải cắt bỏ đùi chân phải cho bệnh nhân ntl (64 tuổi, ngụ xã phú trung, huyện tân phú) do chân bệnh nhân bị nhiễm trùng nghiêm trọng.

Hơn 1 tháng trước, bàn chân phải của bà l. bị thương nên sưng, nóng, đỏ, đau nhưng bà không đến bệnh viện khám. nghe có người mách đắp lá sim lên vết thương sẽ khỏi nên bà làm theo. 

Đắp lá sim lên vết thương, người phụ nữ phải cắt bỏ chân - ảnh 1
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: AX. 

Tuy nhiên, sau một thời gian đắp lá chân bà lở loét, chuyển sang màu đen. khi người thân phát hiện thì chân bà l. đã nhiễm trùng nặng nên bà được người thân đưa đến bệnh viện đa khoa thống nhất cấp cứu.

Tại đây, các bác sĩ đã truyền máu, chích kháng sinh để cứu tính mạng bà l, chân phải của bà buộc phải cắt bỏ quá gối vì hoại tử cơ vùng cẳng. 

sau phẫu thuật, do vi khuẩn đã đi vào đường máu gây nhiễm trùng huyết nên bà tiếp tục được điều trị kháng sinh liều mạnh để tránh nhiễm trùng.

Theo BS Nguyễn Tường Quang, Trưởng khoa Ngoại - chấn thương chỉnh hình, bỏng Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, bệnh viện từng tiếp nhận khá nhiều trường hợp tự ý đắp lá, đắp Thu*c nam lên vết thương gây nhiễm trùng. "Người dân khi bị bệnh nên đến các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa để điều trị, không nên tự ý đắp lá, Thu*c lên vết thương gây nhiễm trùng, khiến bệnh nặng, thậm chí có nguy cơ Tu vong" - BS Quang khuyến cáo.

Bố mẹ đắp lá chữa bỏng nước sôi khiến bé 9 tháng Tu vong

(PLO)- Bé gái 9 tháng tuổi sốc nhiễm khuẩn nặng, dẫn đến Tu vong do cha mẹ tin thầy lang chữa bỏng nước sôi, không cho con đến bệnh viện sớm.

VŨ HỘI

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/dap-la-sim-len-vet-thuong-nguoi-phu-nu-phai-cat-bo-chan-978828.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Vi khuẩn là các sinh vật đơn bào có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi. Phần lớn các vi khuẩn có hại cho con người nhưng một số loại lại có lợi.
  • Nếu bé đang bị sốt, có dịch chảy ra từ tai, quấy khóc và kém ăn thì rất có thể trẻ đang bị nhiễm trùng tai do các thủ phạm dưới đây.
  • Tôi hay bị nổi nhọt, rất đau. Bạn tôi nói mụn nhọt rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng máu. Xin cho biết điều này có đúng? Cách xử trí khi bị nhọt.
  • Sau xét nghiệm dịch, BS kết luận chị em bị nhiễm trùng huyết. Em muốn hỏi bệnh của chị em có nguy hiểm gì đến tính mạng không?
  • Xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn xoay quanh trục của nó, làm cung cấp lưu lượng máu đến tinh hoàn giảm hoặc mất hoàn toàn gây đau đớn, bất ngờ thường nặng và sưng.
  • Vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Điển hình của tiêu chảy nhiễm trùng là nôn ói, đau bụng, sốt bên cạnh triệu chứng tiêu chảy.
  • Tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử... Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử khiến tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có thể điều trị và phòng tránh thế nào. Nguyễn Thị Lan (Hà Nội)
  • Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nặng. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau năm 1975.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY