Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Dấu hiệu dị ứng bỉm ở trẻ mẹ cần nhận biết và xử lý nhanh

Dị ứng bỉm ở trẻ gây ngứa da, nổi mẩn đỏ, da bị viêm loét, sưng phù, sốt cao, đau rát, khó đi vệ sinh... Đọc ngay bài viết để xử lý đúng cách

việc sử dụng bỉm kém chất lượng hoặc dùng sai cách có thể khiến trẻ bị dị ứng. ở một số trường hợp khác trẻ có thể bị dị ứng với các thành phần trong bỉm. từ đó gây nên tình trạng ngứa da, nổi mẩn đỏ, da bị viêm loét, sưng phù, sốt cao, đau rát, khó đi vệ sinh… thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về dấu hiệu dị ứng bỉm ở trẻ và xử lý nhanh.

Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng bỉm

Tình trạng dị ứng bỉm ở trẻ có thể hình thành và tiến triển nhanh cho những nguyên nhân sau:

    Trẻ bị dị ứng với một hoặc nhiều thành phần có trong bỉm

Dấu hiệu nhận biết dị ứng bỉm ở trẻ

Khi bị dị ứng với bỉm, làn da của trẻ sẽ xuất hiện những biểu hiện sau:

    Nổi mẩn đỏ: Ngay sau khi cơ thể của trẻ có phản ứng với bỉm, khu vực mang bỉm và vùng da xung quanh như bẹn, mông, bụng dưới, V*ng k*n, đùi sau sẽ có biểu hiện nổi mẩn đỏ. Tùy thuộc vào mức độ dị ứng mà những nốt mẩn đỏ có thể mọc riêng lẻ, không nhiều hoặc tạo thành từng cụm, từng mảng. Ở những trường hợp nặng, không có biện pháp chăm sóc và xử lý phù hợp, tình trạng nổi đỏ và những biểu hiện khác của bệnh có thể lan ra toàn thân.
  • Bong tróc và khô ráp: Ngay tại vùng da nổi mẩn đỏ có biểu hiện khô ráp, bong tróc. Ở một số trường hợp vùng da bệnh còn mọc mụn dẫn đến đau rát.
  • Ngứa da: Những nốt mẩn đỏ ngay tại vùng da bị dị ứng thường xuất hiện đồng thời với cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng. Từ đó khiến trẻ quấy khóc, khó ngủ, chán ăn, bỏ bú.
  • Da sưng phù hoặc viêm loét: Da sưng phù hoặc viêm loét là dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị dị ứng nặng. Triệu chứng này có thể xảy ra ở hậu môn và V*ng k*n khiến trẻ khó tiểu tiện hay đi ngoài. Khi vệ sinh trẻ có cảm giác đau rát và quấy khóc dữ dội.
  • Chất thải có mùi hôi: Khi bị dị ứng với bỉm, trẻ sẽ đi ngoài với mùi hôi rất khó chịu.
  • Triệu chứng toàn thân: Triệu chứng toàn thân sẽ xuất hiện ở những trường hợp nặng. Bao gồm sốt cao, phát ban và ngứa toàn thân.

Đối với những trẻ bị dị ứng với bỉm, mẹ cần sớm phát hiện và có các biện pháp xử lý kịp thời, tránh để bệnh lan rộng sang vùng da khác trên cơ thể. bởi việc không sớm xử lý bệnh có thể để lại hậu quả nghiêm trọng sau này. cụ thể như rộp da, hăm tả, hình thành sẹo, thường xuyên quấy khóc và chán ăn khiến tình trạng sức khỏe, sự tăng sinh của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cách xử lý dị ứng bỉm ở trẻ

Khi nhận thấy trẻ bị dị ứng với bỉm, mẹ cần nhanh chóng xử lý vùng da đang bị kích ứng của trẻ theo những bước cơ bản sau:

    Không tiếp tục đeo bỉm cho trẻ

Những điều cần lưu ý khi trẻ bị dị ứng bỉm

    Trong thời gian xử lý dị ứng bỉm ở trẻ, mẹ không nên thoa phấn rôm lên những khu vực có da bị tổn thương. Bởi việc thoa phấn rôm có thể khiến lỗ chân lông của trẻ bị bít. Đồng thời khiến những triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tình trạng dị ứng bỉm ở trẻ thường không kèm theo biểu hiện nghiêm trọng và không quá nguy hiểm. tuy nhiên nếu quá trình xử lý dị ứng diễn ra chậm trễ hoặc không đúng cách, những tổn thương trên da sẽ nhanh chóng lan rộng, nặng nề và gây nguy hiểm. vì thế, bạn cần chú ý đến các biểu hiện trên da của trẻ ngay từ những lần đầu mang bỉm. từ đó có biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách.

Bài viết liên quan:

    Dị ứng thức ăn ở trẻ: Phụ huynh nên làm gì để điều trị cho con?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/di-ung-bim-o-tre)

Tin cùng nội dung

  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY