Mắt hôm nay

Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Đau mắt đỏ lây qua đường nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy tham khảo trong bài viết dưới đây để biết cách phòng ngừa và điều trị đau mắt đỏ bạn nhé.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Đau mắt đỏ cũng như các bệnh viêm đường hô hấp khác, lây theo đường hô hấp, nên việc một người đau mắt đỏ lây cho cả nhà là rất phổ biến.

mắt đỏ lây qua đường nào?" src="https://d2wuern4tlyyou.cloudfront.net/photos/news/content/Dau-mat-do-lay-qua-duong-nao-1.jpg" alt="Đau mắt đỏ lây qua đường nào?">Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Khác với các bệnh về đường hô hấp thường chỉ hắt hơi, xổ mũi. Với đau mắt đỏ, bệnh biểu hiện rầm rộ là mắt đỏ, sưng húp, ken đặc dử mắt, chảy nước mắt.

Cũng như các bệnh hô hấp khác, đau mắt đỏ dễ lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, qua tay, lây qua những vật dụng hàng ngày như khăn rửa mặt, đồ chơi, bát ăn, cốc uống… Đáng sợ nhất là giai đoạn ủ bệnh bởi tốc độ lây truyền nhanh nhất cũng là ở giai đoạn này.

Khi mới nhiễm vi-rút, người bệnh không có triệu chứng nên không biết để phòng ngừa cho người khác. Vì thế thường xảy ra tình trạng cả nhà cùng đau mắt đỏ vì lây lan nhau. Nhiều trường hợp, người lớn khỏi rồi nên chủ quan khi chăm sóc con dẫn đến tái nhiễm.

Phòng tránh đau mắt đỏ ra sao?

Để hạn chế đau mắt đỏ lây lan, khuyến cáo của các cơ sở y tế là bản thân mỗi thành viên trong gia đình, cả người lớn và trẻ nhỏ phải giữ vệ sinh nghiêm ngặt. Nên áp dụng những cách dưới đây đến 10 ngày sau khi được chẩn đoán bị đau mắt đỏ hoặc khi mắt vẫn còn đỏ:

Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm nhiều lần mỗi ngày.

Không dụi hoặc sờ vào mắt bị nhiễm trùng. Nếu chỉ có một mắt bị nhiễm trùng, tuyệt đối đừng sờ vào mắt kia. Rửa tay ngay khi sờ vào mắt hoặc mặt người bệnh.

Bất cứ chất dịch nào tiết ra từ mắt bị nhiễm trùng đều nên rửa sạch mỗi ngày hai lần. Dùng khăn giấy thấm nước lau từ trong kéo ra ngoài bằng một động tác liền lạc, bắt đầu từ bên gần mũi. Dùng khăn giấy mới để thấm khô. Hãy cẩn thận đừng chạm vào mắt không bị nhiễm trùng.

Dùng khăn giấy thay vì khăn vải và khăn lông để rửa và lau khô tay và mặt. Nếu không làm vậy được thì hãy giữ kỹ sao cho người khác không dùng khăn lông và khăn mặt của người bị nhiễm trùng.

Giặt tất cả khăn bông, khăn mặt và khăn giường của người bị nhiễm trùng riêng rẽ với đồ giặt khác của gia đình. Dùng bột giặt, nước nóng nhất của máy giặt, và sấy khô trong máy sấy nóng (nếu có máy sấy).

AloBacsi.vnTheo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dau-mat-do-lay-qua-duong-nao-n148164.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi bạn có tuổi, nguy cơ đục thủy tinh thể, thị lực suy giảm luôn rình rập. Vậy tại sao không trang bị “vũ khí” bảo vệ mắt ngay từ bây giờ bằng các thực phẩm dưới đây:
  • Ớt cay không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà nó còn có công dụng tuyệt vời trong việc điều chỉnh mỡ máu.
  • Hiện cúm A/H5N6 vẫn được đánh giá là chủng nguy hiểm, có thể lây sang người với tỉ lệ Tu vong cao, trong khi bản đồ virus cúm A/H5N6 tiếp tục mở rộng ở nhiều địa phương.
  • Ung thư võng mạc là một bệnh lý khối u ác tính nguyên phát, thường gặp nhất ở trẻ em. Phần lớn trường hợp là xảy ra ở một bên mắt.
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY