Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Để con ngồi ăn một mình trong vài phút, mẹ quay lại ngỡ con vừa ngã vào bùn, nhưng bé nói 1 câu làm mẹ phì cười

Ít phút sau, người mẹ đi ra thấy bãi chiến trường, mặt con thì đen sì trông rõ buồn cười song đã nhanh chóng hiểu ra cơ sự.

Khi nhận thức của trẻ chưa hoàn thiện, chúng thường có thể làm nhiều điều mà cha mẹ không ngờ tới, nhiều hành động đủ khiến cha mẹ bất lực, dở khóc dở cười. Đây cũng chính là quá trình phát triển cần thiết mọi đứa trẻ sẽ trải qua để trưởng thành hơn, học cách làm người lớn.

Gần đây, có 1 em bé đã thu hút sự chú ý trên mạng xã hội trung quốc. mọi người gọi đó là "em bé bùn" bởi khuôn mặt đen sì như vừa ngã vào vũng bùn lầy. nguyên nhân của vụ việc là hôm ấy, mẹ bé bận nấu nướng trong bếp, cô con gái 4 tuổi tinh nghịch đã vào theo rồi mang ra 1 bát bột mè đen của mẹ vốn để làm bánh và ngồi ung dung vào ghế ăn rồi thỏa sức nghịch.

Ít phút sau, người mẹ đi ra thấy bãi chiến trường, mặt con thì đen sì trông rõ buồn cười và nhanh chóng hiểu ra cơ sự. Song bất ngờ hơn cả là khi người mẹ hỏi con "Tại sao lại làm như vậy", cô bé hồn nhiên trả lời: "Mẹ ơi, con đang đắp mặt nạ".

Để con ngồi ăn một mình trong vài giây, mẹ quay lại ngỡ con vừa ngã xuống bùn, nhưng bất ngờ nhất là câu nói của bé - Ảnh 1.

Hóa ra vì thường thấy mẹ đắp mặt nạ, nhìn bát bột mè đen lại rất giống với loại mặt nạ đất sét mà mẹ đắp hàng ngày, chẳng trách cô bé cũng nảy ra ý định làm đẹp cho mình.

Sau khi chứng kiến màn "đắp mặt nạ" của bé gái lém lỉnh này, cư dân mạng cho rằng em bé quá đáng yêu, không ngờ bé xíu đã có ý thức làm đẹp. Nhiều người cũng chia sẻ rằng em bé nhà mình cũng một vài lần có hành động tương tự khi lấy bột, lấy gạo hay sữa bột đổ ra nghịch và xoa khắp người.

Để con ngồi ăn một mình trong vài giây, mẹ quay lại ngỡ con vừa ngã xuống bùn, nhưng bất ngờ nhất là câu nói của bé - Ảnh 2.

Trộn đều...

Để con ngồi ăn một mình trong vài giây, mẹ quay lại ngỡ con vừa ngã xuống bùn, nhưng bất ngờ nhất là câu nói của bé - Ảnh 3.

Rồi xoa khắp mặt.

Để con ngồi ăn một mình trong vài giây, mẹ quay lại ngỡ con vừa ngã xuống bùn, nhưng bất ngờ nhất là câu nói của bé - Ảnh 4.

Đắp thật kĩ càng không sót chỗ nào.

Điều gì xảy ra khi nhận thức của trẻ chưa đủ lớn?

Phóng đại cảm xúc

Một số cha mẹ có thể gặp rắc rối như vậy, con cái của họ sẽ luôn khuếch đại cảm xúc của mình, nhất là khi bị thua cuộc hay có khuyết điểm. Ví dụ, khi chơi một trò chơi tập thể nào đó và kết quả không như mong muốn, trẻ thua cuộc bạn và rất cay cú. Bé sẽ khóc lóc và nghĩ rằng mình kém cỏi, thực ra những cảm xúc này có hơi thiên lệch.

Hoặc khi không đạt được điều gì mong muốn, trẻ sẵn sàng khóc lóc, ăn vạ. Việc này thường xuyên xảy ra ở giai đoạn 2 - 3 tuổi, lớn lên trẻ nhận thức được đầy đủ hơn thì việc kiểm soát cảm xúc sẽ tốt hơn.

Hiểu mọi việc theo cách của mình

Một trong những hậu quả trực tiếp nhất của việc trẻ thiếu nhận thức là trẻ sẽ luôn hiểu những gì chúng nhìn thấy theo ý riêng của mình, giống như con gái của bà mẹ trong câu chuyện trên. Khi nhìn thấy bát bột mè đen, trẻ sẽ liên kết với những thứ mà bé từng thấy trước đây và tự coi đó là loại mặt nạ mà mẹ vẫn dùng để làm đẹp.

Để con ngồi ăn một mình trong vài phút, mẹ quay lại ngỡ con vừa ngã vào bùn, nhưng bé nói 1 câu làm mẹ không thể tức giận - Ảnh 5.

Làm thế nào để cha mẹ có thể cải thiện nhận thức của con cái?

1. Theo dõi giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ

Trong quá trình lớn lên của trẻ, theo lý thuyết của nhà giáo dục Jean Piaget, mỗi đứa trẻ sẽ trải qua 4 giai đoạn phát triển nhận thức khác nhau. Ở các độ tuổi khác nhau, sẽ có một số lỗ hổng trong khả năng nhận thức mà trẻ phản ánh, vì vậy cần có sự hướng dẫn phù hợp với đặc điểm nhận thức và tâm lý của trẻ theo từng giai đoạn.

2. Cho trẻ nhiều cơ hội thử sức mình

Nguyên nhân sâu xa của việc thiếu nhận thức là do có một khoảng cách nhất định giữa những gì trẻ hiểu và những gì trẻ tiếp xúc, vì vậy chúng luôn liên kết những gì chúng nhìn thấy với những gì chúng đã chứng kiến trước đó.

Để tránh trường hợp này xảy ra, không phải lúc nào cha mẹ cũng nên làm hộ con và sắp xếp cuộc sống của con theo ý mình. Hãy cho trẻ nhiều không gian hơn, nhiều cơ hội hơn để tiếp xúc với những điều mới mẻ.

3. Trò chuyện, hướng dẫn trẻ thường xuyên

Trẻ sẽ không thể hiểu được vì sao mẹ luôn cấm chơi với ổ điện hay nghịch kéo một khi mẹ chỉ có cấm và nói "không" mà không giải thích cho bé hiểu đó là những nơi nguy hiểm ra sao, có thể gây thương tích thế nào. Việc trò chuyện, hướng dẫn, giải thích mọi thứ cho trẻ hàng ngày sẽ giúp trẻ nâng cao nhận thức dần.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/de-con-ngoi-an-mot-minh-trong-vai-phut-me-quay-lai-ngo-con-vua-nga-vao-bun-nhung-be-noi-1-cau-lam-me-phi-cuoi-20210129164756498.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY