Chuyên đề hôm nay

Để tiêm chủng an toàn

Tiêm chủng giúp phòng các bệnh nguy hiểm một cách chủ động, nhưng nhiều phụ huynh lo sợ khi thấy con bị sốt,... hoặc nghe thông tin tai biến sau một ca tiêm chủng nào đó.

ThS.BS Hồ Vĩnh Thắng - Viện Pasteur TP.HCM - lý giải tiêm chủng nhằm kích thíchtạo kháng thể (hay còn gọi là đáp ứng miễn dịch) giúp cơ thể được bảo vệ, chống lại bệnh tật. Tìnhtrạng đáp ứng miễn dịch tùy thuộc khả năng bền vững của kháng nguyên, tổng số liều văcxin, đườngtiêm và vị trí tiêm, tuổi, nhân tố di truyền, thể trạng và tình trạng miễn dịch của người đượctiêm.

Theo dõi sát sao trẻ trong vòng 24 giờ sau khi tiêm - Ảnh: N.C.THÀNH

Giải thích vì sao có người tiêm chủng rồi vẫn mắc bệnh, ông cho biết không văcxinnào phòng bệnh được 100%. Bởi đáp ứng miễn dịch không đầy đủ (do cơ địa), miễn dịch giảm theo thờigian, tiêm không đúng lịch hoặc không tiêm nhắc. Bản chất văcxin đạt hiệu quả thấp, hoặc văcxinđược bảo quản không đúng cách, kỹ thuật tiêm chưa đúng.

Văcxin cho trẻ, văcxin cho người lớn

Văcxin chủng ngừa cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng phòng bảy bệnh:lao, sởi, bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi B, Hib. Phụ nữ mang thai cần được tiêm phònguốn ván (muốn tiêm văcxin rubella phải tiêm trước khi có thai, chỉ tiêm văcxin phòng dại nếu bị chócắn).

Tiêm chủng dịch vụ (có thu phí): trẻ từ sơ sinh đến người lớn có văcxin viêm ganB. Từ 2 tháng tuổi có văcxin ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà - bại liệt (4/1), văcxin ngừa bạch hầu- uốn ván - ho gà - viêm gan B (4/1), văcxin ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà - bại liệt - Hib(5/1),văcxin ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà - bại liệt - Hib - viêm gan B (6/1), văcxin ngừa tiêu chảycấp (rota), văcxin ngừa viêm màng não mủ do Hib.

Từ 6 tháng tuổi và người lớn có văcxin ngừa cúm. Trẻ từ 1 tuổi và người lớn cóvăcxin ngừa viêm não Nhật Bản (JEV), văcxin ngừa bệnh trái rạ (thủy đậu), văcxin ngừa sởi - quai bị- rubella. Trẻ từ 2 tuổi và người lớn có văcxin ngừa viêm não do não mô cầu (A C), văcxin ngừa viêmmàng não, viêm phổi do phế cầu, văcxin ngừa thương hàn.

Từ 9-26 tuổi có thể tiêm văcxin ngừa ung thư cổ tử cung, mụn cóc Sinh d*c, văcxintiêm phòng dại.

Theo dõi kỹ sau tiêm

Nhiều phụ huynh đưa trẻ rời khỏi cơ sở y tế ngay sau khi tiêm chủng về là điềukhông nên. BS Thắng nhấn mạnh sau tiêm, trẻ (hoặc người được tiêm) phải được theo dõi tại điểm tiêmchủng ít nhất 30 phút. Tại nhà, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi trẻ thật sát sao trong vòng 24giờ.

Cần nhận biết các dấu hiệu bất thường và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử tríkhi có phản ứng nặng sau tiêm như trẻ quấy khóc kéo dài; sốt cao hoặc hạ thân nhiệt; đau đầu, chóngmặt, choáng váng; bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, vật vã, giãy giụa, co giật hoặc li bì; nổi mẩn ngứa,ban đỏ, mề đay; khó thở, tím tái; đau quặn bụng, nôn ói, tiêu tiểu không tự chủ. Những trẻ suy dinhdưỡng, bệnh tim bẩm sinh... khi đi tiêm nên báo với bác sĩ để tránh những phản ứng trùng lắp ngẫunhiên.

Nếu gặp các phản ứng thông thường và nhẹ, có thể xử trí: chườm lạnh tại vị trítiêm, hoặc sốt trên 38oC người nhà cần lau mát, cho trẻ uống paracetamol.

Chưa tìm được bằng chứng về văcxin Quinvaxem

Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho hay đến nay chưa cóbằng chứng xác định tai biến sau tiêm văcxin Quinvaxem liên quan đến chất lượng văcxin và dịch vụtiêm chủng, kể cả trường hợp Tu vong sau tiêm Quinvaxem ở Hà Nội tháng 1/2013.

Theo ông Cảm, trong năm tháng qua rộ lên một số chùm tai biến sau tiêm văcxinQuinvaxem, như ba trường hợp Tu vong ở Nghệ An, ba trẻ tím tái, khóc thét, khó thở phải nhập viện ởBình Định và rải rác các trường hợp Tu vong sau tiêm Quinvaxem tại Kiên Giang, Hà Nội, Hải Dương,Lâm Đồng... Tuy nhiên đến nay chưa có trường hợp nào được kết luận có bằng chứng liên quan đếnvăcxin, do phần lớn trường hợp Tu vong tại nhà, không có dữ liệu về sức khỏe tại cơ sở y tế, giađình không đồng ý cho giải phẫu tử thi.

Ông Cảm cũng cho biết tại Hà Nội, hiện lô văcxin Quinvaxem liên quan đến ca taibiến tháng 1/2013 vẫn tiếp tục bảo quản chờ kết luận của Bộ Y tế. Trước đó, Hà Nội gửi mẫu văcxinnày đi kiểm định và kết quả xác định văcxin đạt chuẩn, tuy nhiên do số lượng văcxin còn lại ít(khoảng 3.000 liều) và thời gian sử dụng còn dài, Hà Nội quyết định tiếp tục bảo quản, chờ Bộ Y tếgửi mẫu văcxin Quinvaxem đi kiểm định tại labo độc lập và có kết luận cuối cùng về chất lượngvăcxin này. Báo cáo của Bộ Y tế cho biết có trên 90 nước (đều là nước đang phát triển hoặc thu nhậpthấp) sử dụng văcxin Quinvaxem cho chương trình tiêm chủng mở rộng.



Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/de-tiem-chung-an-toan-n67092.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY