Làm đẹp hôm nay

Ta thường nói cái này đẹp, cái kia xấu; đọc bài văn khen hay, nhìn bức tranh khen khéo, nghe đàn mà cảm động, xúc cảnh mà hứng hoài. Bấy nhiêu thứ đều gợi ra trong tâm tình ta một cái cảm riêng, nhà tâm lý gọi là “mỹ cảm”

Đẹp hơn với các loại tinh dầu thiên nhiên

(SKGĐ) Các loại tinh dầu luôn được nhiều phụ nữ sử dụng để làm đẹp vì chúng chiết xuất từ thiên nhiên nên ít gây hại cho da. Tuy nhiên, từng loại tinh dầu lại có cách sử dụng khác nhau.

Bạch đàn (khuynh điệp)

Tác dụng: Tinh dầu khuynh diệp có hương thơm dịu mát làm thanh thản đầu óc và tác dụng làm mát da và se da, giúp làn da được kích thích lưu thông máu, giúp phục hồi mái tóc xấu…

Cách dùng:

- Dành cho mái tóc thiếu sức sống, hư tổn: Nhỏ một vài giọt dầu bạch đàn trực tiếp lên da đầu hoặc trộn với dầu gội đầu hay dầu xả, sau đó massage nhẹ nhàng.

- Dành cho da khô: Trộn 10 giọt tinh dầu bạch đàn vào 2 chén dầu olive thành một hỗn hợp massage dành cho da khô, ngứa rất hiệu quả. Nếu sử dụng hàng ngày, chỉ sau một thời gian ngắn, làn da khô ráp của bạn sẽ trở nên mượt mà.

Lưu ý:

- Tránh pha quá loãng và không sử dụng nước lạnh vì sẽ làm mất hoàn toàn tác dụng của tinh dầu. Nên dùng nước ấm hoặc nóng.

- Sử dụng quá nhiều dầu bạch đàn có thể gây ra nhức đầu.

Hoa oải hương

Tác dụng: Nuôi dưỡng tóc, dành cho da quá nhạy cảm, phục hồi làn da bị lão hóa, làm sáng vùng da sạm màu, cung cấp độ ẩm cho làn da khô…

Cách dùng:

- Làm bóng tóc: Nhỏ một vài giọt tinh dầu hoa oải hương vào dầu gội đầu rồi gội sạch với nước hoặc thoa một chút lên lược chải tóc sau khi gội là bạn sẽ có một mái tóc bóng đẹp và tỏa hương thơm mát.

- Làm sạch làn da, làm dịu làn da: Hãy nhỏ 10-15 giọt tinh dầu vào sữa tắm chứa tinh chất dầu olive hoặc nhỏ 5-6 giọt vào bồn tắm. Làm như thế, làn da của bạn sẽ được thư giãn và trẻ hóa.

- Chữa lành đôi môi nứt nẻ: Trộn 2 giọt tinh dầu cây trà vào 1 muỗng cà phê dầu jojoba hoặc 1 muỗng cà phê kem lạnh, bôi lên môi hàng ngày để phục hồi đôi môi căng mọng.

Lưu ý: Không giống như các loại tinh dầu khác cần thiết phải pha loãng, tinh dầu hoa oải hương khá lành và có thể sử dụng trực tiếp trên da mà không gây kích ứng.

Cây trà

Tác dụng: Trị mụn, chống khuẩn, chống nấm, chống viêm, nâng cao hệ miễn dịch…

Cách dùng:

- Dành cho da nhờn: Nhỏ 3 giọt tinh dầu cây trà với 2 muỗng canh sữa chua hoặc bột yến mạch nhão, đắp lên mặt khoảng 8-10 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm.

- Dành cho tóc khô, chẻ ngọn: Trước khi gội đầu, hãy nhỏ vài giọt tinh dầu vào dầu gội đầu, tinh dầu cây trà sẽ giúp các nang lông tóc không bị bít, giũ cho da đầu ngậm nước.

Lưu ý: Tinh dầu cây trà được chỉ định là không được nuốt. Do đó, tránh liếm môi thường xuyên trong trường hợp bạn bôi lên môi.

Cam hương

Tác dụng: Giúp ngừa mụn trứng cá, thích hợp với da nhờn, làm giảm sự căng thẳng, lo âu, buồn chán…

Cách dùng:

- Giảm đau cơ bắp: Trộn một hoặc hai giọt tinh dầu vào sữa dưỡng thể hoặc pha vào bồn tắm, tinh dầu cam hương sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, thư giãn mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, làm dịu các vùng da bị kích ứng.

- Trị mụn: Trộn tinh dầu cam hương với gel lô hội theo tỷ lệ 1:5, đắp lên mặt 2 lần/ngày, mụn sẽ dần biến mất.

Lưu ý: Tinh dầu cam hương có thể làm cho làn da nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. Vì thế, bạn nên bôi kem chống nắng SPF 30 sau khi sử dụng tinh dầu này.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/lam-dep/dep-hon-voi-cac-loai-tinh-dau-thien-nhien-15582/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY