Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Dị vật đường thở khiến trẻ ho kéo dài

TP HCM-Mảnh đồ chơi lắp ghép nằm trong lòng phế quản khiến bé trai 4 tuổi ở Bình Dương ho dai dẳng hơn hai tháng, điều trị kháng sinh 4 đợt vẫn không giảm.

Cơn ho có khi liên tục hơn một giờ, chủ yếu vào buổi sáng. Bác sĩ Hồ Trí Thức, Bệnh viện Nhi đồng 1, ngày 18/11, cho biết phim X-quang ghi nhận hình ảnh bất thường của giãn phế quản, chụp CT phát hiện dị vật trong lòng phế quản bên phải của bé.

Sau khi gắp mảnh đồ chơi ra ngoài, bé hết ho, ăn uống, sinh hoạt bình thường trở lại và được xuất viện.

Hình ảnh dị vật mắc kẹt trong phế quản và sau khi được gắp ra ngoài. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng 1

Theo bác sĩ thức, dị vật đường thở là trường hợp những vật lạ xâm nhập vào đường thở. dị vật có thể gây biến chứng ngạt thở cấp tính, nếu không kịp thời xử trí cấp cứu sẽ dẫn đến t* vong.

"Dị vật cũng có thể gây biến chứng lâu dài khi không gây bít hoàn toàn đường thở, không có triệu chứng xâm nhập nên không phát hiện ra", bác sĩ Thức phân tích. Trường hợp này, trẻ qua cơn khó thở nhưng dị vật vẫn ở trong đường hô hấp, có thể xuống sâu dưới phổi gây ho kéo dài, viêm phổi tái diễn.

Dị vật có thể là chất lỏng (cháo, sữa) hoặc chất rắn (hạt các loại trái cây, mẫu đồ chơi...). Trẻ hóc dị vật do thói quen ngậm thức ăn hoặc đồ chơi vào miệng và có thể bị hóc khi khóc, cười, chạy nhảy hoặc do ăn uống không cẩn thận. Một số trường hợp, trẻ hóc do bố mẹ cho uống Thu*c nguyên viên, không nghiền nát.

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên cẩn trọng lựa chọn đồ chơi phù hợp lứa tuổi. Thu*c uống cho trẻ dưới 3 tuổi nên là Thu*c bột, siro hoặc Thu*c viên nghiền nhỏ. Quan sát trẻ trong lúc ăn uống, không nên cho trẻ vừa ăn vừa cười giỡn, chạy nhảy hoặc ép trẻ ăn khi đang khóc.

Khi trẻ có triệu chứng viêm phổi tái diễn và ho kéo dài, nên nghĩ đến một nguyên nhân đó là dị vật đường thở bỏ quên.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/di-vat-duong-tho-khien-tre-ho-keo-dai-4387387.html)

Tin cùng nội dung

  • Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật... ra khỏi đường hô hấp do các nguyên nhân khác nhau, trong đó, ho kéo dài gây khó chịu cho người bệnh và làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ.
  • Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.
  • Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật… ra khỏi đường hô hấp để bảo vệ đường hô hấp. Ho cũng là một triệu chứng biểu hiện khi niêm mạc đường hô hấp bị viêm do các nguyên nhân khác nhau.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Năm nay tôi 65 tuổi. Thời gian gần đây, tôi rất hay bị ho, tôi đã sử dụng nhiều bài Thu*c Đông y mà các triệu chứng không thuyên giảm.
  • Bạn bị ho suốt nhiều tuần lễ. Làm sao để biết đó là một cơn cảm lạnh khó trị hay một căn bệnh nào đó nghiêm trọng hơn?
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY