Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Diễn biến COVID-19 ở châu Á: Xuất hiện ca nhiễm ở trẻ sơ sinh

Trong các ca nhiễm mới ở Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) ngày 1/4 có một bé trai sơ sinh 40 ngày tuổi.

Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm mới SARS-CoV-2 tại một số nước, cùng lãnh thổ ở châu Á có xu hướng tăng nhanh.

Số ca mắc bệnh tại Singapore đạt mốc 1.000 người

Bộ Y tế Singapore tối 1/4 thông báo nước này ghi nhận thêm 74 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2, mức cao nhất tính theo ngày từ trước tới nay, nâng tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp

Trong các ca nhiễm mới ngày 1/4 có 3 nhân viên y tế gồm 1 bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Ng Teng Fong, 1 nhân viên phòng thí nghiệm và 1 y tá tại Bệnh viện Đa khoa Singapore (SGH). Cả ba nhân viên y tế này đều không có lịch sử tới các vùng dịch cũng như không có mối liên hệ với các ca nhiễm trước đây.

Trả lời phỏng vấn báo Straits Times, Bộ trưởng Phát triển Quốc gia Lawrence Wong, đồng Chủ tịch Lực lượng liên Bộ ứng phó với dịch COVID-19 của Singapore, bày tỏ lo ngại lớn nhất của ông là các ca nhiễm bệnh không rõ nguồn gốc.

"Con số này quan trọng hơn nhiều so với tổng số ca nhiễm tại Singapore vì nó cho thấy tốc độ lây lan trong cộng đồng ở mức nào."

Hong Kong (Trung Quốc) ghi nhận một trẻ sơ sinh nhiễm virus SARS-CoV-2

Trong cùng ngày, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe (CHP) của Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đã công bố thêm 51

Cơ quan quản lý bệnh viện Hong Kong cho biết bệnh nhi trên đã được xét nghiệm tại một bệnh viện tư nhân do bị sốt và có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

Hiện bệnh nhi đã được đưa vào Bệnh viện Queen Elizabeth và tình hình sức khỏe ổn định. Cha mẹ của bé cũng đã được tiến hành xét nghiệm và có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2.

Nhật Bản mở rộng lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân nước ngoài

Nhằm ứng phó với dịch bệnh COVID-19 đang tiếp tục phức tạp, Nhật Bản ngày 1/4 thông báo mở rộng lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân nước ngoài tới từ 73 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tại phiên họp của nhóm đặc trách về ứng phó với dịch, Thủ tướng Shinzo Abe nêu rõ lệnh cấm mới sẽ được áp dụng từ ngày 3/4 tới và có hiệu lực cho đến cuối tháng này. Những công dân nước ngoài từng tới những khu vực trên trong 14 ngày qua sẽ không được phép nhập cảnh vào Nhật Bản.

Đối với những người không đến từ khu vực châu Âu và Mỹ được khuyến cáo tự cách ly tại nhà; những người không có nơi ở cố định ở Hàn Quốc mà phải sử dụng cơ sở cách ly do nhà nước chỉ định sẽ phải chi trả mức phí khoảng 100.000 won/ngày (82 USD).

Bên cạnh đó, tất cả hành khách nhập cảnh đều phải cài đặt phần mềm theo dõi trên điện thoại thông minh để cho phép cơ quan chức năng sở tại có thể kiểm soát và đảm bảo không có sự vi phạm quy định cách ly. Người dùng cũng có thể thông báo cho cơ quan chức năng về tình trạng sức khỏe của mình qua phần mềm này.

Với chiến dịch xét nghiệm quy mô lớn của Hàn Quốc, được ghi nhận là giúp làm chậm sự lây lan của virus SARS-CoV-2, hiện đã 121 nước đề nghị quốc gia này hỗ trợ cung cấp bộ thử virus SARS-CoV-2 trong bối cảnh các nhà lãnh đạo thế giới đang chịu áp lực lớn trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19 ngày càng phức tạp.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Hàn Quốc đã thành lập một đội đặc nhiệm để xác định cách thức có thể hỗ trợ, hoặc qua xuất khẩu, hoặc viện trợ nhân đạo.

Ấn Độ ghi nhận bệnh nhân đầu tiên tại khu ổ chuột lớn nhất nước

Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, ngày 1/4, trang mạng India Today đưa tin Ấn Độ đã ghi nhận trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đầu tiên tại khu ổ chuột Dharavi, thành phố Mumbai, bang Maharashtra. Bệnh nhân là một nam giới 56 tuổi đã được nhập viện điều trị. Khoảng 8 đến 10 thành viên trong gia đình ngườ này đã được cách ly kiểm dịch.

Dharavi rộng 613 héc ta với 1,5 triệu dân là khu ổ chuột lớn nhất Ấn Độ và cũng lớn nhất Cùng ngày 1/4, trang mạng Hindustand Times ngày 1/4 đưa tin thủ đô Delhi của Ấn Độ sẽ hỗ trợ 10 triệu rupi (khoảng 3,1 tỷ VND) cho gia đình các bác sỹ, y tá, nhân viên y tế và nhân viên vệ sinh bị Tu vong trong quá trình điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus SARS- CoV-2.

Theo tuyên bố cùng ngày của Thủ hiến Delhi Arvind Kejriwal, gói hỗ trợ trên không phân biệt những người làm việc trong bệnh viện công hay bệnh viện tư. Ông Kejriwal cũng cho biết chính quyền sẽ chi trả chi phí điều trị cho những người trên nếu họ bị ảnh hưởng do virus này.

Đến nay Delhi đã ghi nhận ít nhất 120 trường hợp nhiễm SARS- CoV-2, trong đó 2 người Tu vong. Ông Kejriwal cho biết chính quyền để ngỏ khả năng mở các bệnh viện chuyên dụng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus SARS- CoV-2 trong trường hợp số lượng bệnh nhân tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên ông khẳng định Delhi vẫn chưa rơi vào giai đoạn lây lan trong cộng đồng - giai đoạn không xác định được nguồn lây nhiễm.

Trong bài phát biểu trực tuyến của mình Thủ hiến Delhi bày tỏ quan ngại về an ninh tại các bệnh viện do bệnh nhân và thân nhân của họ rất tức giận. Ngoài ra người bệnh cũng bị kỳ thị vì vậy cần thiết phải tăng cường cảnh sát trong khuôn viên bệnh viện. Ông cũng cho rằng cần phải tiến hành thêm nhiều xét nghiệm để đánh giá chính xác quy mô lây lan của dịch COVID-19./.

(TTXVN/Vietnam+)

Dòng sự kiện:Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/dien-bien-covid19-o-chau-a-xuat-hien-ca-nhiem-o-tre-so-sinh/631936.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Vừa chào đời, bé Nguyễn Hồng Vũ đã mắc chứng ly thượng bì bọng nước bẩm sinh khiến khắp cơ thể lở loét và bị cha mẹ bỏ rơi. Câu chuyện của bé trai tội nghiệp ngay khi được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Cậu bé 12 tuổi vật lộn với bài toán lớp 2 bởi chứng suy tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY