Nguyễn Chí Anh (21 tuổi, quê Hà Nội) là Đại học Brooklyn, nơi tôi đang giảng dạy. Đã ở New York được 4 năm, em nói yêu New York vì đây là thành phố tràn đầy năng lượng, có nhiều cơ hội. Từ ngày được thông báo dịch, em phải ở nhà, đặt thực phẩm qua các dịch vụ chợ online như Costco và Instacart. Tuy thực phẩm vẫn chất lượng nhưng giá cao hơn và tốn thêm tiền ship.
Là thành viên CLB cầu lông Trường Brooklyn, nhưng lúc này đành ngồi một chỗ, Chí Anh thấy buồn. Em cũng không đến được thư viện, phòng gym hay đi ra ngoài chơi buổi tối ở Manhattan như trước.
Du học sinh Việt ở New York đến trường ngày chưa có dịchẢnh: Phạm Gia Khánh |
Phạm Hương Giang (24 tuổi) đã có 2 năm ở New York, năm cuối tại Berkeley College, cũng không ra đường từ ngày 18.3, mọi sinh hoạt đều loanh quanh trong căn hộ em thuê cùng một cô bạn đồng hương.
Vy (24 tuổi, người Sài Gòn) tốt nghiệp Đại học Baruch năm 2018, đang làm cho một công ty tài chính ở Jersey City. Giờ Vy làm việc ở nhà qua máy tính. Tuy công việc không bị ảnh hưởng lớn vì từ trước đến giờ đều giao dịch qua mạng, nhưng Vy cũng gặp khó khăn khi mạng internet rất yếu và không ổn định. Thứ bảy, chủ nhật, Vy đeo khẩu trang, tranh thủ ra ngoài đi dạo vài phút những nơi thoáng mát ít người qua lại, hít thở không khí trong lành, ở nhà 24/7 khiến em dễ thấy bí bách.
Vy đang làm việc ở nhà mùa dịchẢnh: Vy Võ |
Tương tự, Lê Minh Trang (26 tuổi, ở Hà Nội), thạc sĩ Đại học New York; hay Phạm Gia Khánh (24 tuổi), thạc sĩ Đại học Adelphi... cũng vậy. Riêng Khánh và 5 bạn khác cũng là du học sinh Việt ở chung căn hộ 3 phòng ngủ, giờ đây chỉ có thể bó hẹp cuộc sống quanh khu đất trống trước khu chung cư.
Nói chuyện với tôi, Vy và Giang đều lo lắng nếu lỡ nhiễm bệnh ở đây thì thế nào. Vì ai cũng biết việc lấy hẹn để test Covid-19 rất lâu và khó khăn, bởi chỉ khi có triệu chứng trầm trọng mới được test. Ngoài ra, các em cũng lo nghĩ đủ thứ như lỡ ốm ở đây thì ai chăm sóc, ai trả tiền viện phí, bảo hiểm học sinh loại nào sẽ được cover (bao trả) chi phí cho chữa trị loại bệnh mới này.
Các em còn lo nếu ốm đau thì làm sao có thể tiếp tục chương trình học của học kỳ mùa xuân này. Chưa kể, có lúc vẩn vơ những ý nghĩ tiêu cực phải cố xua đi, đó là có khi nào không còn cơ hội gặp lại người thân!?
Hội du học sinh Việt ở New York lúc dịch chưa xảy raẢnh: Vy Võ |
Một lo lắng cũng rất lớn của các du học sinh là phân vân giữa kế hoạch tiếp tục ở lại sau khi học xong hay sẽ về quê hương, và nếu ở lại thì sẽ làm thế nào. Vy, học năm thứ 2 ở diện OPT (chương trình 3 năm thực tập chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp), đang suy nghĩ về cơ hội xin việc có kèm theo visa sponsorship (công ty bão lãnh visa cho nhân viên) hay tiếp tục học lên thạc sĩ. Em từng rất tin tưởng vào ngành nghề mình đã chọn vì hiện giờ đang làm toàn thời gian cho một công ty tài chính lớn. Nhưng bây giờ tương lai ngành tài chính New York không biết sẽ ra sao. Nhiều em đã tỏ bày với tôi những suy nghĩ ấy. Cạnh đó, đôi khi ra đường hoặc trên tàu điện ngầm, một số ít người còn tỏ ra kỳ thị với “người gốc Á”, khiến các em thêm phần căng thẳng.
Phạm Gia Khánh, du học sinh tại Mỹ đang đi siêu thị gần nhàẢnh: Phạm Gia Khánh cung cấp |
Hầu như các em đều có bạn cùng phòng nên cũng đỡ cảm thấy bị cô đơn khi mùa dịch không ra đường được. Khánh với 5 bạn ở chung tổ chức nấu ăn và cùng chơi game nên cũng đỡ buồn. Trang chọn việc dọn dẹp và trang trí lại nhà cửa. Vy và Giang lấy công việc làm niềm vui.
Vy hiện đang điều hành một quỹ từ thiện để du học sinh Việt khắp thế giới có thể đóng góp và gửi về cho các tổ chức ở quê nhà ủng hộ các lực lượng tuyến đầu chống dịch. Giang học thêm một lớp marketing chuyên ngành mới để lấy bằng và học thiết kế đồ họa, với hy vọng hai chứng chỉ này giúp em có cơ hội kiếm được việc làm, ở lại đây sau khi ra trường. Chí Anh thường dùng thời gian này để nấu ăn, bây giờ là lúc em thực tập nấu những món ăn học qua YouTube.
Du học sinh Mỹ làm bún dưa hấu, bánh tráng thanh long “giải cứu” nông sản |
Khi tôi hỏi lý do chọn ở lại, các em cho biết lo lắng rủi ro cao về việc nhiễm bệnh trên máy bay và ở sân bay. Vả lại, bây giờ quá trễ để bay về và việc bay về không còn dễ dàng như trước. Còn nữa, có em lại e ngại cách ly 14 ngày lúc về có thể gián đoạn chuyện học hành qua mạng, bởi ngày nào cũng có bài tập và lớp học trực tuyến. Vy và Trang thì lại lo 14 ngày cách ly có thể làm gián đoạn các công tác từ thiện đang dang dở và cấp bách ở New York lúc này...
Ông Trump công bố 3 giai đoạn mở cửa kinh tế Mỹ |
Rất may với trường hợp của Giang, trước khi New York thông báo khẩn cấp về dịch, em cứ chần chừ giữa ở và về. Nhưng sau lần đi chợ ở kho Elmhurst gần nơi em ở, em có dấu hiệu nhiễm bệnh. Sau 14 ngày vất vả tự chống lại dịch bệnh, em đã khỏe lại. Điều rất mừng là kết thúc các cuộc nói chuyện với tôi, các em đều cố nhắn nhủ một câu lạc quan với bên nhà: “Tụi em đều ổn, mọi người đừng quá lo lắng nhé”...
Chủ đề liên quan:
bình tĩnh bình tĩnh trước dịch Dịch Covid 19 du học du học sinh du học sinh Việt học sinh học sinh Việt new york người Việt ở Mỹ