- Hơn nhiều lắm chứ, em như từ cõi ch*t trở về ấy. Anh thấy đấy, bây giờ em khỏe mạnh, làm việc bình thường và yêu đời. Nghĩ lại thời gian trước khi đến đây điều trị, em thấy sợ quá!
Làm bác sĩ tâm thần, tôi đã được nghe nhiều lời khen, chê của bệnh nhân, nhưng trường hợp bệnh nhân này để lại cho tôi một ấn tượng khó quên vì tất cả đã diễn ra như trong sách tâm thần học vậy.
Bệnh nhân Nguyễn Thị Phương, 43 tuổi, là giáo viên cấp III, nhà ở thành phố Nam Định. Chị bị mất ngủ đã 3 tháng. Lúc đầu bệnh nhân chỉ bị mất ngủ đầu giấc với đặc điểm là khó vào giấc ngủ. Chị Phương cho biết chị lên giường nằm từ lúc 10 giờ tối, mà đến 1 - 2 giờ sáng mới ngủ được. Dần dần, chị thấy tình trạng mất ngủ tăng lên, trong đêm, chị Phương chỉ ngủ được khoảng 1 - 2 tiếng đồng hồ, giấc ngủ không sâu, đầy mộng mị.
- Có đêm em không ngủ được tí nào cả, em thức đến sáng luôn. Mà sao lúc bấy giờ thấy đêm dài thế, sáng dậy người uể oải vô cùng.
- Buổi sáng nhiều hơn anh ạ. Thời gian đầu mới bị bệnh, em thấy mệt mỏi nhất lúc mới dậy. Đến trưa thì thấy đỡ hơn, còn buổi tối như bình thường. Vì thế chồng em có lúc còn bảo em giả vờ. Em biết anh ấy bực mình thì nói thế chứ có ai giả bệnh được hết ngày này sang ngày khác đâu anh.
Kèm theo mất ngủ và mệt mỏi, bệnh nhân luôn trong tình trạng chán ăn. Chị Phương nói với tôi rằng chị mất hết cảm giác ngon miệng, rằng mỗi bữa ăn trở thành một cực hình đối với chị.
- Em cứ phải cố ăn mà không sao nuốt được. Chồng và con em cứ động viên em ăn cho chóng khỏe mà em nào có ăn được gì dù đã đổi món liên tục. Chỉ trong có 3 tháng mà em sút mất 8kg đấy. Trông em lúc bấy giờ gầy khủng khiếp, cứ như là người ch*t đói vậy.
Tôi nhớ lại, lúc bấy giờ chồng chị Phương cho biết trong nhà ai cũng nhận thấy chị Phương rất hay cáu gắt với chồng, con và mọi người xung quanh. Anh thấy vợ mình hầu như chẳng thích gì nữa, kể cả quan hệ T*nh d*c.
- Anh thông cảm, mất ngủ, mệt mỏi và cáu bẳn thì còn ai thích làm chuyện ấy nữa! Phải cố gắng lắm mỗi tháng em mới chiều chồng được một lần. Mà mỗi lần làm chuyện ấy, em thấy như cực hình vậy.
- À đúng rồi. Em luôn bi quan, mặc cảm về bản thân mình. Lúc đó, em cho mình là người hèn kém, vô tích sự vì không làm được việc gì. Em sợ cả những việc mình vẫn làm hằng ngày như lên lớp với học sinh. Nghĩ lại mà thấy buồn cười thật, cái nghề mình yêu quý và nguyện gắn bó với nó suốt đời là nghề giáo mà lại sợ đứng lớp mới ch*t chứ.
Sau hơn một tháng bị bệnh, chị Phương đã xin nghỉ dạy vì cảm thấy kiệt sức, luôn sống trong tình trạng chán nản. Chị luôn lo lắng về bệnh tật và không làm sao gạt bỏ các ý nghĩ đó được. Suốt ngày buồn bã, cáu gắt, chị Phương mang tất cả những thứ đó lên khuôn mặt mình. Chồng chị Phương tâm sự với tôi, nét mặt đơn điệu, không cảm xúc, không sức sống của vợ khiến anh cảm thấy mình có lỗi. Anh nhận ra rằng vợ mình rất đãng trí, hay bỏ đâu quên đấy rồi lại phải đi tìm đồ vật loạn cả lên. “Hình như lúc đó vợ tôi chẳng còn chú ý được vào việc gì nữa cả”, anh cho biết. “Tôi chẳng còn thấy vợ tôi xem tivi, đọc báo, tán chuyện với bạn bè qua điện thoại, học nấu ăn, mua sắm… như mọi khi nữa. Không khí trong gia đình tôi thật nặng nề khi mọi người phát hiện ra vợ tôi uống hơn chục viên Thu*c ngủ để Tu tu và đưa đi cấp cứu. Người ngoài không hiểu, ai cũng trách tôi đối xử tệ bạc với vợ khiến cho cô ấy phải tìm đến cái ch*t. May mà đợt đó vợ tôi được bệnh viện cứu sống...”.
- Lúc đấy em có một ý nghĩ là ch*t đi cho nhẹ nợ, cho mọi người đỡ khổ. Chị Phương xác nhận. Em đã tích cóp Thu*c nhiều ngày rồi. Hôm đó đợi mọi người đi ra khỏi nhà rồi em mới uống Thu*c. Cứ nghĩ là chẳng ai biết để cấp cứu, mình sẽ ra đi một cách nhẹ nhàng, may mà...
- Lúc đó, em luôn bị đau đầu, chóng mặt, đánh trống ngực, đầy bụng... vì thế em tìm đến bác sĩ tim mạch, tiêu hóa và thần kinh để khám. Họ khám cho em và yêu cầu làm nhiều xét nghiệm, nhưng không phát hiện ra bệnh gì. Người thì bảo em bị viêm dạ dày, người thì kết luận em bị rối loạn thần kinh thực vật, người khác lại chẩn đoán bệnh của em là suy nhược thần kinh.
- Không anh ạ. Nói cho đúng, lúc mới khám xong em cũng yên tâm hơn phần nào, nhưng uống Thu*c thì không thấy bệnh thuyên giảm. Vì thế em càng lo lắng, càng cho rằng mình bị bệnh nan y không thể chữa khỏi.
- Cũng là cực chẳng đã thôi anh ạ. Có một bác sĩ đã khám cho em mấy lần, nói rằng chỉ có đến ông bác sĩ Huy thì may ra khỏi. Vì thế em mới tìm đến đây.
Không dễ dàng như chị Phương nói. Khi được khuyên đến khám ở bác sĩ tâm thần là tôi, chị Phương đã phản ứng mãnh liệt, rằng mình không bị điên, không bị mất trí nên nhất quyết không chịu đi khám. Tôi biết được điều này qua lời kể của chồng chị Phương. Nghe xong, tôi thấy chạnh lòng. May mà với quyết tâm của chồng con, chị Phương đã đến chỗ tôi khám. Tôi đã kết luận bệnh nhân bị trầm cảm mức độ nặng và kê đơn điều trị bằng Thu*c chống trầm cảm và Thu*c an thần. Kết quả thì thật tuyệt. Sau 4 tuần điều trị, bệnh nhân đã ngủ được 6 giờ mỗi ngày, hết lo âu, chán nản, ăn ngon miệng, tăng 2kg. Sung sướng nhất, như lời chồng chị Phương nói, nụ cười đã trở lại trên môi chị, điều mà mấy tháng nay anh không nhìn thấy. Sau 2 tháng điều trị, chị Phương cảm thấy đã hồi phục hoàn toàn và quay trở lại trường cấp III dạy học. Bạn bè đồng nghiệp và học sinh, ai cũng mừng cho chị.
Gác lại những lời khen ngợi của bệnh nhân dành cho mình, tôi lưu ý bệnh nhân cần đến khám lại đúng hẹn ghi trên đơn Thu*c và phải tiếp tục uống Thu*c điều trị trong vài năm nữa.
- Uống Thu*c bao lâu cũng được, chỉ một viên Thu*c chống trầm cảm, uống hằng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ thì không ảnh hưởng gì đến kinh tế và sinh hoạt của em cả. Em sẽ uống Thu*c đúng chỉ dẫn của bác sĩ để cho bệnh trầm cảm không còn quay lại, không còn là ác mộng đối với cuộc đời em nữa.
Đúng, để bệnh trầm cảm không còn là ác mộng, bệnh nhân cần được khám bệnh sớm ở các bác sĩ tâm thần và uống Thu*c chống trầm cảm kéo dài nhiều năm. Điều đơn giản đấy không phải ai cũng sớm nhận ra.
TS. Bùi Quang Huy (Chủ nhiệm khoa Tâm thần – Bệnh viện 103)Chủ đề liên quan: