Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Điều hành ngân sách chặt chẽ trong bối cảnh tăng trưởng không đạt

Tiếp tục miễn thuế đất nông nghiệp không làm giảm thu ngân sách

Sáng 15/5, thảo luận tại phiên họp về đánh giá bổ sung tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ đã có báo cáo sát đúng với tình hình, những kết quả đạt được đều cao hơn số báo cáo Quốc hội trước đây.

Về kết quả giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ 4 tháng và dự báo năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đại dịch COVID-19 đã tác động quá lớn đến nền kinh tế thế giới, khu vực và trực tiếp đến Việt Nam. Đảng, Nhà nước đã có biện pháp rất quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tích cực, kịp thời, chủ động, cùng với sự cố gắng và ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp qua đó hạn chế thấp nhất các thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đẩy lùi được dịch bệnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, với một nền kinh tế mở như Việt Nam, qua dịch bệnh cũng cần tính toán theo hướng chú trọng đến thị trường trong nước, cân đối giữa sản xuất, nhất là những sản phẩm có tính chất thiết yếu của đất nước như vấn đề lương thực, thực phẩm, vấn đề năng lượng, vấn đề thiết bị y tế, quốc phòng, an ninh. Ngoài ra Chính phủ cũng cần tính toán những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, vấn đề quốc phòng, an ninh.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ quan tâm đối với vấn đề điều hành ngân sách bởi lập và giao dự toán ngân sách dựa trên kịch bản tăng trưởng 6,8%, nên trong tình hình khó khăn, tăng trưởng không đạt thì điều hành thực hiện ngân sách phải chú ý chặt chẽ, chú ý đến nguồn vốn, điều hành dự toán chi - thu.

Cùng với đó là nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu ngân hàng rất cao. Nếu nới lỏng chính sách tiền tệ cũng phải tính tới việc hấp thụ của nền kinh tế để gánh hậu quả về sau. Nhấn mạnh thực tế thu ngân sách 2020 sẽ giảm, Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần phải hết sức tỉnh táo trong các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách kinh tế vĩ mô, lạc quan có mức độ nhưng nỗ lực phấn đấu tột độ.

Về các giải pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng các giải pháp của Chính phủ cần toàn diện, rõ hơn và cụ thể hơn. Theo đó, cần phải tiếp tục rà soát lại các chính sách kinh tế, chính sách tài chính, ngân sách, tín dụng để kích thích sản xuất và khắc phục hậu quả COVID-19 đúng, trúng, tránh kích thích sai, đầu tư sai dẫn đến những thiệt hại không đáng có.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh phải tập trung thực hiện quyết liệt đầu tư công, đảm bảo giải ngân theo đúng tiến độ, đúng kế hoạch, bố trí dự án trong kế hoạch đã được bố trí vốn. Rà soát lại các chính sách về tiền tệ, tín dụng, chính sách thuế, chính sách chi tiêu mà Chính phủ dự kiến sẽ đề xuất như chính sách giãn thuế, phí, vấn đề giảm, miễn thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng mức giảm trừ gia cảnh…

Về chi ngân sách, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bảo đảm nguyên tắc giảm thu thì phải giảm chi tương ứng từ Trung ương đến địa phương. Nếu những khoản không thể giảm chi thì phải dùng dự phòng ngân sách, quỹ dự phòng tài chính để chi, dùng tăng thu, tiết kiệm chi để chi, sau đó mới tính đến vấn đề điều chỉnh bội chi nợ công, tránh để chi tràn lan mà không kiểm soát được.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/dieu-hanh-ngan-sach-chat-che-trong-boi-canh-tang-truong-khong-dat-post79336.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY