Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Hormon tăng trưởng có giúp tăng chiều cao?

Một thân hình cao lớn vạm vỡ mà không cần tốn công luyện tập là mong ước của rất nhiều người.
Một thân hình cao lớn vạm vỡ mà không cần tốn công luyện tập là mong ước của rất nhiều người. Vì vậy, họ đã tìm đến giải pháp dùng hormon tăng trưởng cho mục đích cải thiện chiều cao của mình. Câu hỏi đặt ra là hormon tăng trưởng có giúp cải thiện chiều cao không?

hormon tăng trưởng

Tại sàn não người có một tuyến nội tiết gọi là tuyến yên, nó như một phần lồi lên bên dưới của đại não, kích thước tuy rất nhỏ (chỉ nặng 0,5gam) nhưng cũng rất đặc biệt với nhiều chức năng quan trọng. Đó là nơi sản sinh ra hormon tăng trưởng gọi tắt là GH (growth hormon).

Thu*c chứa hormon tăng trưởng là chế phẩm tổng hợp bằng công nghệ sinh học tái tổ hợp gen người (hGH=human growth hormon). hGH được dùng trong một số bệnh, trong đó có làm tăng chiều cao dùng cho trẻ em tuổi đang lớn có chiều cao khiêm tốn do thiếu GH (đã được xác định chắc chắn có nồng độ GH máu thấp bằng xét nghiệm). Những người thấp, lùn thường là do thùy trước tuyến yên sản xuất GH cung không đủ cầu. Khi dùng phương pháp phóng xạ miễn dịch đã phát hiện được trong máu những người thấp lùn thường bị thiếu hụt nhiều GH so với người bình thường. Như vậy, nếu thu được lượng GH đầy đủ, đem tiêm cho người thấp lùn còn đang ở tuổi ấu thơ thì sẽ làm cho cao lên được. Với những trẻ này, nếu không bị bệnh tuyến giáp, có chế độ ăn tốt thì sau một thời gian dùng đủ liều (theo chỉ định của thầy Thu*c) có cải thiện về chiều cao, nhưng cũng ở mức hạn chế và khá tốn kém (một liệu trình điều trị khoảng 100.000USD). Với trẻ có chiều cao khiêm tốn nhưng không do thiếu GH thì dùng hGH không có hiệu quả gì. Thông thường, việc điều trị tốt nhất là trong giai đoạn trẻ từ 3 - 7 tuổi và cần được duy trì liều điều trị cho đến hết tuổi dậy thì. Từ 21 tuổi trở đi, việc phát triển chiều cao đã an bài, dù có tiêm hormon tăng trưởng cũng không cao được nữa.

Vì hGH là một protein, khi uống bị enzym tiêu hóa phân hủy nên phải dùng theo đường tiêm. Khi dùng hGH không đúng chỉ dẫn mà dùng liều cao và/hoặc kéo dài thì sẽ bị các tác dụng phụ: dùng hGH ngắn hạn có thể bị giữ nước, phù, sưng ngón tay, hội chứng ống cổ tay, một số trường hợp bị to vú (nam), nhức đầu, ngủ gà, sưng đau khớp, đầy bụng. Dùng hGH lâu dài có thể bị chứng to cực (to các đầu chi) kết hợp với một số biến chứng và Tu vong, làm tăng tần suất bị đái tháo đường, tim mạch, u ác tính đường tiêu hóa hoặc có thể gây ra khối u giả trong não (pseudotumor cerebri), nhức đầu dữ dội buộc phải ngừng Thu*c, nếu không sẽ bị các tổn thương khác.

Trước đây, dùng hGH từ tuyến yên người nên giá thành rất cao. Nguy hiểm nhất, sau 15 năm dùng, người sử dụng thường bị bệnh thoái hóa thần kinh, gọi là bệnh não xốp. Ngày nay, các nhà khoa học đã tạo ra được hGH tái tổ hợp (somatotropin, somatotrem) có giá thành thấp hơn trước, có thể chủ động hơn, tránh được bệnh thoái hóa thần kinh, song vẫn bị các tác dụng phụ nói trên.

Chiều cao mỗi người phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: nhân chủng, di truyền, điều kiện sống (bao gồm dinh dưỡng và luyện tập). Người châu Âu cao hơn người châu Á, người phương Bắc cao hơn người phương Nam - đó là yếu tố nhân chủng. Con cái mang gen quy định chiều cao của bố mẹ, ông bà. Nếu không phải là đột biến, chiều cao của con cái phụ thuộc vào chiều cao của bố mẹ. Chiều cao tăng nhiều nhất vào vài năm đầu đời và tuổi dậy thì. Ở giai đoạn dậy thì, sẽ có khoảng thời gian mà chiều cao tăng vọt thêm 10 - 12cm/năm nếu được chăm sóc dinh dưỡng tốt. Sau thời gian dậy thì và chiều cao đã phát triển hết cỡ thì không thể dùng Thu*c, dù đó là hormon tăng trưởng để phát triển thêm chiều cao.

Hơn nữa, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao. Ví dụ, thập niên 40 (thế kỷ trước), người Nhật Bản rất thấp nhưng qua nhiều thế hệ cải thiện chế độ dinh dưỡng, đến nay, sau khoảng 60 - 70 năm, chiều cao của người Nhật đã được cải thiện đáng kể. Các chuyên gia khuyến cáo, muốn phát triển chiều cao thì yếu tố đầu tiên là đảm bảo chế độ dinh dưỡng từ nhỏ, nên cung cấp đầy đủ chất béo, vitamin, muối khoáng và chất xơ, đặc biệt là các chất liên quan đến chiều cao (canxi, vitamin D, các chất khoáng như magiê, vitamin B1...) trong bữa ăn hàng ngày. Chăm chỉ tập luyện thể thao. Thận trọng với việc dùng các chế phẩm bổ sung giúp tăng chiều cao vì trong thực phẩm chức năng (TPCN) đường uống thường không đưa hGH trực tiếp vào sản phẩm bởi sẽ bị hỏng, nếu còn lại chút ít thì vào đường ruột cũng bị enzym tiêu hóa phân hủy. TPCN chỉ đưa vào những chất mà khi uống sẽ kích thích cơ thể tự sản xuất ra GH (với lượng rất ít), có thể giúp phát triển chiều cao nhưng chỉ bổ sung khi cần. Đối với những người đã đủ dinh dưỡng hoặc không nằm trong đối tượng chỉ định dùng, nếu dùng sẽ gây lãng phí, thậm chí còn gây hại. Tuyệt đối không tự ý dùng Thu*c hGH với hy vọng giải quyết cấp tốc chiều cao. Dùng hGH như vậy sẽ không đạt được mục đích mà còn hàm chứa nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-hormon-tang-truong-co-giup-tang-chieu-cao-14145.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Luyện tập ngón tay sau khi bị thương sẽ giúp ngón tay mạnh hơn và cử động dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn chỉ nên bắt đầu luyện tập sau khi được bác sĩ cho phép.
  • Tôi xin giới thiệu đến anh chị và các bạn Các bài luyện tập đối với chỏm xoay.
  • Dinh dưỡng cần thiết từ việc ăn và uống các loại thực phẩm. Đồ ăn nhẹ thông thường cũng có thể hữu ích cho con bạn về mặt dinh dưỡng.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.