Về phương pháp phân tầng, theo pgs.ts lương ngọc khuê, những người bệnh không triệu chứng, mức độ nhẹ, điều trị tại các cơ sở điều trị ban đầu, bệnh viện (bv) dã chiến; mức độ vừa đưa vào quận, huyện hoặc hoặc các khoa truyền nhiễm của bv tỉnh; mức nặng, nguy kịch chuyển bv tỉnh, bv truyền nhiễm, trung tâm icu; ca bệnh quá khả năng, chuyển tuyến lên các bv trực thuộc bộ y tế, bv chuyên khoa của trung ương.
“trên cơ sở phân tích hơn 9.400 bệnh nhân covid-19 trên tổng số hơn 32.000 bệnh nhân đang điều trị tại đợt dịch lần này, nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân không triệu chứng hoặc có biểu hiện lâm sàng nhẹ vẫn chiếm trên 80%; số ca thở oxy gọng kính chỉ chiếm 5,3%; thở máy không xâm nhập chiếm 0,17%; thở máy xâm nhập 1,3% và can thiệp ecmo là 0,2%”, pgs.ts lương ngọc khuê cho biết và thông tin thêm, hiện chỉ có 10-20% bệnh nhân từ trung bình diễn biến nặng.
Tuy nhiên do số lượng ca mắc mới hàng ngày đông nên con số này cũng tăng nhanh. Vì vậy các cơ sở y tế phải chuyển từ bị động sang chủ động…
Phó giám đốc sở y tế tp hcm nguyễn hoài nam vừa thông tin, tp hcm đang xây dựng “tháp 4 tầng” trong công tác điều trị f0. trong đó, tầng 1 điều trị f0 không có triệu chứng, tầng 4 điều trị f0 triệu chứng nhẹ, tầng 3 điều trị f0 nặng hơn và tầng 4 điều trị f0 rất nặng.
Trong sáng 20/7, bác sĩ nguyễn tri thức, giám đốc bv hồi sức covid-19 cũng cho biết, 4 bác sĩ của bv chợ rẫy chuyên về hồi sức sẽ được điều động xuống 4 bv thuộc tầng 2 – chuyên điều trị f0 có triệu chứng (trong mô hình tháp 4 tầng) để hỗ trợ điều trị, xử trí bệnh nhân có dấu hiệu trở nặng.
Trước đó, trong đợt dịch bùng phát mạnh ở bắc giang, tỉnh này cũng đã thực hiện việc thành lập các cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân covid-19 theo mô hình 3 tầng rất hiệu quả. theo đó, tầng 1 là các cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân covid-19 không triệu chứng; tầng 2 là nơi dành cho các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và vừa; tầng 3 là nơi thu dung, điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Theo phân tích của giám đốc sở y tế bắc giang thì việc thành lập các cơ sở thu dung bệnh nhân không triệu chứng sẽ không phức tạp như thành lập một bv, tốn ít nhân lực cũng như trang thiết bị y tế, đáp ứng yêu cầu cần phải có nhanh cơ sở điều trị; tập trung nguồn lực cho các bv điều trị bệnh nhân covid-19 nặng và nguy kịch.
Để giảm tải cho các cơ sở điều trị, mới đây, bộ y tế cũng ban hành phác đồ điều trị covid-19 lần thứ 5, trong đó có một số điểm mới như đưa một số loại Thu*c mới vào điều trị ca nặng, điều trị dự phòng, tiêu chuẩn xuất viện mới… đặc biệt, lần này bộ y tế cho phép sử dụng vị Thu*c xuyên tâm liên trong y học cổ truyền để điều trị covid-19.
Xuyên tâm liên còn có tên gọi là công cộng, hùng bút, lam khái liên, cây lá đắng… Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, đây là phương Thu*c “rất kinh điển” trong những năm đất nước khó khăn, từng dùng để chữa bệnh.
Vừa qua, một số nước đã đưa vào điều trị và cho thấy hiệu quả nên chúng ta có thể đưa vào điều trị trên những bệnh nhân ít triệu chứng, thể nhẹ kết hợp cùng nâng cao thể trạng, dinh dưỡng. ngoài ra, các trường hợp f1 cách ly tại nhà có dấu hiệu mệt mỏi cũng có thể xem xét sử dụng vị Thu*c này.
Theo chia sẻ của Lương y Đinh Công Bảy - Tổng thư ký Hiệp hội Dược liệu TP HCM, qua các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Việt Nam cho thấy hoạt chất chiết xuất từ Xuyên tâm liên và các dẫn xuất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hạ sốt, an thần, ức chế sự phát triển của các tế bào khối u, bảo vệ gan, lợi mật, ức chế kết tập tiểu cầu, chống huyết khối, chống nọc rắn, và cải thiện chức năng miễn dịch.
Đặc biệt, xuyên tâm liên có các tác nhân kích thích miễn dịch và kháng virus tự nhiên, một trong số đó có thể hoạt động để khôi phục sự cân bằng miễn dịch hoặc cân bằng nội môi, có thể an toàn sử dụng cả trước và trong khi nhiễm virus covid-19… các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rõ giá trị của loại Thu*c này trong điều trị bệnh nói chung, và tiềm năng trong phòng, chống covid-19 nói riêng.